Bị lấy mất điện thoại trong nhà hàng, cô gái chưng hửng khi nghe yêu cầu "tiền chuộc" trơ trẽn của người đàn ông

Admin

Trương đã liên lạc được với người đàn ông lấy điện thoại của mình nhưng hai phương án mà hắn đưa ra khiến cô khó có thể chấp nhận.

Cuối tháng 11 vừa qua, Trương cùng 2 người bạn đến một nhà hàng buffet ở Hợp Phì, tỉnh An Huy (Trung Quốc) để ăn tối. Đang ăn, Trương phát hiện điện thoại di động của mình bị mất. Tìm kiếm khắp nơi không thấy đâu nên nhóm của Trương đã quyết định báo cảnh sát. Sau khi cảnh sát đến hiện trường, họ đã yêu cầu quản lý nhà hàng phối hợp trích xuất camera. Đoạn video cho thấy Trương để quên điện thoại di động ở khu vực lấy đồ ăn, sau đó một người đàn ông tầm 30 tuổi, đeo kính đã lấy đi mất.

"Lúc đó tôi rất vui. Tôi nghĩ mình sẽ sớm lấy lại được điện thoại" , Trương kể với phóng viên.

Ngày 22/11, với sự giúp đỡ của cảnh sát, Trương đã liên lạc được với Cảnh, người đàn ông trong đoạn video. Nhưng điều mà Trương không ngờ tới là đối phương đưa ra hai phương án khiến cô khó có thể chấp nhận: Thứ nhất, Trương trả 2.000 NDT (hơn 6,7 triệu đồng) và Cảnh sẽ trả lại điện thoại; thứ hai, Cảnh trả cho Trương 2.000 NDT xem như mua lại chiếc điện thoại này.

Bị lấy mất điện thoại trong nhà hàng, cô gái chưng hửng khi nghe yêu cầu tiền chuộc trơ trẽn của người đàn ông - Ảnh 1.

Theo Trương, điện thoại di động của cô là iPhone 13, mới sử dụng chưa đầy một năm và có giá hơn 6.000 NDT (hơn 20 triệu đồng), trong đó lưu nhiều thông tin và hình ảnh quan trọng của người thân đã khuất mà cô vô cùng trân quý.

“Tôi vẫn còn là sinh viên và không có nhiều tiền như vậy”. Trương liên tục năn nỉ người đàn ông trả lại điện thoại nhưng hắn nhất quyết đòi 2.000 NDT xem như

Đổng Văn Minh, luật sư của công ty luật tại An Huy, cho biết pháp luật Trung Quốc có quy định rõ ràng nếu tìm thấy tài sản bị mất thì phải trả lại cho chủ sở hữu. Người tìm thấy phải thông báo kịp thời cho chủ sở hữu để đến lấy hoặc giao cho cơ quan công an và các cơ quan liên quan. Đồng thời, cơ quan có trách nhiệm cất giữ tài sản bị mất theo đúng quy định trước khi được trả lại cho chủ. Cụ thể trong trường hợp này, Cảnh không chỉ có nghĩa vụ trả lại mà còn phải giữ gìn điện thoại đúng cách trước khi trả lại, nếu điện thoại bị hư hỏng hoặc mất mát do cố ý hoặc sơ suất nghiêm trọng thì anh ta phải chịu trách nhiệm.

TIN LIÊN QUAN

Nhiều người nghĩ dọn nhà cuối năm là "ác mộng": Đây là 5 cách để giải quyết, điều thứ 4 tưởng khó mà dễ

"Tôi khuyên anh ấy nên trả lại điện thoại cho Trương càng sớm càng tốt để tránh trách nhiệm pháp lý không cần thiết", luật sư nói.

Chủ sở hữu của chiếc điện thoại là Trương, mặc dù chiếc điện thoại này hiện đang được Cảnh quản lý nhưng nó không phải là tài sản của Cảnh. Nếu Cảnh từ chối trả lại thì Trương có thể kiện ra tòa theo quy định của pháp luật.

Bản thân Trương đang là sinh viên nên không muốn rước thêm nhiều rắc rối, cô nói rằng trước khi phải lựa chọn phương án cuối cùng là kiện ra tòa thì vẫn muốn thương lượng với Cảnh để nhận về điện thoại của mình theo cách ổn thỏa nhất.

Nguồn: Sohu