Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời

Admin

Juncao, một loại cỏ lai được trồng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học của Trung Quốc, đang nổi lên như một nguồn tài nguyên nông nghiệp đa chức năng.

Một loại cỏ lai Trung Quốc có tên là Juncao, theo nghĩa đen là "cỏ nấm", đang mở ra một con đường tiết kiệm và thân thiện với môi trường, hướng tới xóa đói giảm nghèo ở Rwanda.

Một xưởng sản xuất nấm tại quận Kabuye của Kigali, thủ đô của Rwanda, đang hoạt động nhộn nhịp với độ chính xác cao. Hai công nhân tỉ mỉ trộn bột cỏ nấm, vỏ hạt bông và nước trong máy trộn, trong khi một người khác vận hành máy đóng bao, đảm bảo rằng mỗi ống nuôi cấy đều chứa đầy loại hỗn hợp "hoàn hảo" để trồng nấm.

"Sau khi khử trùng các ống ở nhiệt độ cao, chúng tôi nuôi cấy nấm trong môi trường vô trùng. Phải mất khoảng 35 ngày để sợi nấm phát triển khắp các ống, và sau đó chúng đã sẵn sàng để trồng", ông Leonidas Mushimiyimana, chủ xưởng, giải thích.

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 1.

Sinh viên Rwanda tìm hiểu về công nghệ Juncao từ người bạn Trung Quốc tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc, tháng 3/2024. Ảnh: Xinhua

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 2.

Sinh viên từ Rwanda và Papua New Guinea xem xét quá trình sinh trưởng của cỏ Juncao, tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến ở Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc, tháng 3/2024. Ảnh: Xinhua

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 3.

Ông Leonidas Mushimiyimana phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại xưởng nấm của mình ở quận Kabuye, Kigali, Rwanda, tháng 4/2024. Ảnh: Xinhua

Ông Mushimiyimana, 42 tuổi, đã kể lại hành trình của mình từ khi tốt nghiệp đại học đến khi khởi nghiệp, được thúc đẩy bởi mong muốn có một công việc ổn định và tìm kiếm cơ hội phù hợp.

Bước ngoặt đổi đời đến với ông vào năm 2013, nhờ nỗ lực hợp tác giữa chính phủ Rwanda và Trung Quốc. Thông qua quan hệ đối tác này, ông Mushimiyimana đã được đào tạo về công nghệ Juncao tại Đại học Nông lâm Phúc Kiến ở Đông Nam Trung Quốc.

Khi trở về, ông Mushimiyimana đã thành lập Công ty TNHH DEYI, khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nấm. Trong vòng 2 năm, doanh nghiệp đã mở rộng, dẫn đến việc thành lập xưởng hiện tại, cung cấp nấm cho toàn bộ khu vực Kigali và xuất khẩu sang các nước láng giềng như Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Juncao, một loại cỏ lai được trồng sau nhiều thập kỷ nghiên cứu khoa học của Trung Quốc, đang nổi lên như một nguồn tài nguyên nông nghiệp đa chức năng.

"Juncao được biết đến là cỏ hạnh phúc ở Rwanda", ông Zheng Ruijin, chuyên gia nông nghiệp tại Trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp Trung Quốc-Rwanda (C-RATDC), cho biết.

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 4.

Ông Zheng Ruijin, chuyên gia nông nghiệp tại Trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp Trung Quốc-Rwanda (C-RATDC), giới thiệu về cỏ Juncao. Ảnh: Xinhua

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 5.

Các kỹ thuật viên làm việc tại Trung tâm trình diễn công nghệ nông nghiệp Trung Quốc-Rwanda (C-RATDC), ở Butare, Rwanda, tháng 4/2024. Ảnh: Xinhua

Ngoài việc dùng để trồng nấm, lá, thân và rễ của cỏ Juncao còn có công dụng trong các phương pháp xử lý sinh thái, chống xói mòn đất và sa mạc hóa, đồng thời làm thức ăn cho gia súc và gia cầm.

Kể từ khi thành lập vào năm 2011, C-RATDC đã hỗ trợ hơn 50 doanh nghiệp và hợp tác xã tham gia nuôi cấy nấm ở Rwanda. Trung tâm đã tổ chức 47 khóa đào tạo, cung cấp kiến thức cho gần 1.800 người dân địa phương về công nghệ Juncao.

Rwanda là một quốc gia có dân số đông nhưng đất đai lại rất hạn chế. Tỉ lệ đói nghèo ở mức 37%, và tình trạng suy dinh dưỡng và thiếu lương thực là những thách thức lâu dài mà đất nước này phải đối mặt. Tuy nhiên, hiện nay, cỏ Juncao đang thay thế gỗ thâm dụng đất, điều này cũng giúp giảm tình trạng chặt phá cây hàng năm.

Ngày nay, công nghệ này mang lại lợi ích cho hơn 4.000 nông dân Rwanda, thúc đẩy việc tạo ra hơn 30.000 việc làm dọc theo chuỗi giá trị nông nghiệp.

"Trồng nấm từ cỏ Juncao có thể giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng, giảm nghèo và tạo ra nhiều việc làm hơn", ông Mushimiyimana cho biết. Ông cũng ghi nhận sự hỗ trợ kỹ thuật của các chuyên gia nông nghiệp Trung Quốc trong suốt các giai đoạn kinh doanh của mình.

Hiện tại, xưởng của ông sử dụng 10 công nhân toàn thời gian, ngoài ra còn có 45 nhân viên bán thời gian trong mùa cao điểm. "Tôi cũng đã thuê 10 thanh niên ở các địa phương khác nhau để thu hoạch và bán nấm và mở rộng thị trường hơn nữa", ông Mushimiyimana cho biết.

Ông Mushimiyimana nhấn mạnh đến giá cả phải chăng của ngành kinh doanh nấm, với mức giá chỉ 500 franc Rwanda (khoảng 39 xu Mỹ) cho một ống nuôi cấy nấm, mang lại biên lợi nhuận đáng kể. Điều này cho phép ngay cả những bà nội trợ cũng có thể khởi nghiệp với số vốn đầu tư tối thiểu, sử dụng thu nhập của mình để trang trải chi phí sinh hoạt và học phí cho con cái.

Công nghệ “cỏ hạnh phúc” giúp nông dân đổi đời- Ảnh 6.

Anh Nyambo Obed giới thiệu nấm trồng tại xưởng của mình gần Muhanga, Rwanda, tháng 4/2024. Ảnh: CCTV

Anh Nyambo Obed, một doanh nhân 34 tuổi đến từ quận Muhanga, đồng tình với quan điểm của ông Mushimiyimana. Sau 5 năm khởi nghiệp với nghề trồng nấm, anh Obed tuyển dụng 11 công nhân tại các xưởng ở các tỉnh miền Nam và miền Đông quốc gia Đông Phi. Anh nhấn mạnh vai trò của ngành trong việc tăng cường sự đa dạng dinh dưỡng và cơ hội việc làm.

Vào tháng 6 năm ngoái, anh Obed đã đến Trung Quốc để tham gia khóa đào tạo công nghệ Juncao. Nhớ lại trải nghiệm này với sự hào hứng, anh cho biết: "Ở Trung Quốc, tôi đã đến thăm một số doanh nghiệp lớn trong ngành này. Điều đó cho tôi thấy rằng ước mơ của tôi là có thật, thúc đẩy tôi nỗ lực hơn nữa để tạo ra một công ty lớn hơn có thể tuyển dụng nhiều người hơn".

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Iron Beam: Loại vũ khí “nghe như khoa học viễn tưởng mà hóa ra có thật”Iron Beam: Loại vũ khí “nghe như khoa học viễn tưởng mà hóa ra có thật”

Minh Đức (Theo FOCAC, Xinhua, Bastille Post)