Góp ý xây dựng hay dụng ý khác?

Admin

Theo đó, hiện nay nhiều ngữ liệu văn học không được sử dụng trong sách giáo khoa nhưng lại được thông tin sai.

Vừa qua, một số thông tin được đăng trên truyền thông và mạng xã hội đề cập đến việc một cuốn sách trong bộ “Đồng dao cho bé” của nhà xuất bản Kim Đồng (xuất bản năm 2022) đã đưa ra khuyến cáo “Cẩn trọng khi làm ra những sản phẩm dành cho trẻ em”, vì tữ ngữ trong tác phẩm không phù hợp.

Kèm theo đó, là đăng tải một hình ảnh một bài đọc có tên “Vẽ già khó” và chú thích nguyên văn là “Một bài trong sách Tiếng Việt lớp 1 (bộ Cánh Diều) lớp 1 được cộng đồng mạng cho là không mang lại giá trị gì ngoài việc dạy trẻ con “khôn lỏi” C.D.

Điều đáng nói ở đây sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của bộ Cánh Diều hoàn toàn không có bài đọc này. Trước sự việc này, về phía Công ty CP Đầu tư Xuất bản Giáo dục Việt Nam (đơn vị tổ chức bản thảo, liên kết xuất bản Bộ sách giáo khoa Cánh diều) đã có phản hồi khẳng định: “Trong tất cả các sách giáo khoa mang thương hiệu Cánh Diều, không có bất kì cuốn sách nào có bài đọc như báo đã đăng”.

Việc đưa tin  không chính xác khiến nhà xuất bản lo lắng sẽ ảnh hưởng đến giá trị bộ sách Cánh Diều nói riêng, các bộ sách khác nói chung. Theo đó, dư luận, đồn đoán xấu sẽ làm ảnh hưởng đến an toàn về sách giáo khoa.

Trên thực tế, những ngữ liệu này từng có mặt trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục (bộ sách giáo khoa được biên soạn riêng theo công nghệ giáo dục của giáo sư Hồ Ngọc Đại).

Giáo dục - Góp ý xây dựng hay dụng ý khác?

Nhiều chất liệu văn học thực tế không có trong sách giáo khoa.

Đảm bảo thông tin chính xác

Trước những thông tin không tốt về hàng loạt các bộ sách giáo khoa, mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã cảnh báo trên mạng xã hội hiện đang lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: Giã gạo thổi cơm, Bắn Tung Tóe, Bạn An dũng cảm, Bé xách đỡ mẹ, Vẽ gì khó.... là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được giảng dạy tại các nhà trường.

Để xác minh lại thông tin, phóng viên Người Đưa Tin cũng đã trực tiếp đến cửa hàng bán sách giáo khoa tại Hà Nội. Trên thực tế, sách trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều (tập 1, tập 2) hoàn toàn không có bài “Vẽ gì khó” như đã được đề cập, ngoài ra về kết cấu, hình dáng của 2 cuốn sách cũng hoàn toàn khác nhau.

Giáo dục - Góp ý xây dựng hay dụng ý khác? (Hình 2).

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều hiện hành.

Đối với những trường hợp đưa thông tin không chính thức, chưa được kiểm chứng, không rõ nguồn gốc đang được diễn ra khá phổ biến. Dưới góc độ pháp luật Luật sư Nghiêm Quang Vinh - Giám đốc Công ty Luật Nghiêm Quang, đoàn Luật sư TP. Hà Nội cảnh báo vấn nạn tin giả, đưa tin sai sự thật trên mạng xã hội và truyền thông nói chung hiện nay cần được quản lý chặt chẽ nhằm tránh gây hoang mang cho người dân.

“Nếu có sự nhầm lẫn ở mức độ thiệt hại thấp, bên bị đưa tin có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, ở mức độ nghiêm trọng hơn có thể căn cứ Luật An ninh mạng và Luật Báo chí để xử lý vi phạm” ông Quang phân tích.

Luật sư cũng đánh giá đối với những thông tin ảnh hưởng đến quyền lợi, danh dự, thiệt hại về mặt kinh tế, bên bị đưa tin có quyền khởi kiện ra toà và được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể trong trường hợp trên, theo Luật sư Nghiêm Quang Vinh việc rút bài, xin lỗi, đính chính ngay khi nhận thông tin là cần thiết, tránh để sự việc nghiêm trọng hơn.

Giáo dục - Góp ý xây dựng hay dụng ý khác? (Hình 3).

Hoàn toàn không có bài thơ đã nêu trong bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh diều.

Đánh giá đúng các tác phẩm được in trong sách giá khoa

Là một trong những tác giả có nhiều tác phẩm được  đưa vào sách giáo khoa nhiều năm nay, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng bày tỏ mình cũng là nạn nhân của tin giả, thông tin sai sự thật.

“Đời sống càng hiện đại mọi người đọc mạng nhiều hơn. Bản thân tôi cũng xem rất nhiều trên mạng bởi có rất nhiều thông tin hay, tin nóng, mới mẻ và nhanh nhạy. Nhưng bên cạnh những điều rất hay ấy, cũng có rất nhiều những tin rác, thông tin không đúng.

Có những bài thơ được cho rằng của tôi nhưng không phải, tôi chả biết gì đến cái đó cả. Những ai đọc Trần Đăng Khoa một cách nghiêm túc sẽ biết cái gì là thật cái gì là giả”, ông Trần Đăng Khoa cho biết.

Nhà thơ cũng cho rằng việc đưa các nhận định về tác phẩm, đặc biệt là các bài trong sách giáo khoa cần hết sức cẩn trọng, có cái nhìn đa chiều, phù hợp. Nhiều thông tin không chính xác đưa ở đâu đó vào chứ không phải sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá ở chiều ngược lại, việc lựa chọn những bài viết đưa vào sách giáo khoa cần phải chuẩn. Ông Trần Đăng Khoa đánh giá: “Nhiều bài đưa vào như báo tường, chúng ta bắt học sinh phải học mà quên mất rằng những bài học đó sẽ đi theo cháu suốt đời, sau này làm gì cũng nhớ như in bài học đấy. Phải chọn những tác phẩm có giá trị đích thực, tránh sự lộn xộn không đáng có”.

Trước băn khoăn, các tác giả hiện nay có lo lắng vì bị đánh giá khiến họ không mấy mặn mà khi tác phẩm của mình được vào sách giáo khoa, ông Trần Đăng Khoa khẳng định: “Không phải tác giả nào có tác phẩm đưa vào sách giáo khoa cũng trở thành chuyện, chỉ có những cái không ổn mới bị bàn cãi và đó là điều phù hợp”.

Theo Công văn 630 của Công ty CP Đầu tư Xuất bản Giáo dục Việt Nam nêu:

Chúng tôi khẳng định rằng, trong tất cả các sách giáo khoa mang thương hiệu Cánh Diều, không có bất kì cuốn sách nào có bài đọc như báo đã đăng. Chúng tôi nhận thấy đây là một sự vu khống, xúc phạm nhằm làm phương hại uy tín, danh dự của bộ sách Cánh Diều, làm tiền đề cho những dư luận, đồn đoán xấu, ảnh hưởng đến an toàn về sách giáo khoa và có nguy cơ phương hại về mặt kinh tế của Công ty, khi các đơn vị phát hành sách khác sử dụng bài báo này để tuyên truyền, xuyên tạc bộ sách Cánh diều. 

Thực tế, từ hình ảnh của bài báo, có rất nhiều tài khoản facebook đã đăng tin sai sư thật và trang fanpage chính thức của Bộ Giáo dục và đào tạo đã phải lên tiếng trấn an dư luận, đồng thời thông báo đã gửi thông tin đến cơ quan điều tra để tìm ra nguồn gốc thông tin, đồng thời làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng tải, xuyên tạc.