Sau 14 năm kể từ khi khởi công, dự án hồ chứa nước Bản Mồng vẫn chưa thể đưa vào sử dụng, thậm chí phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước.
Mục lục
Dự án chậm tiến độ nhiều năm, phải dừng do thiếu vốn
Dự án hồ chứa nước Bản Mồng được khởi công từ năm 2010 với số vốn ban đầu là 3.744 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Dự án do Ban Quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 4 thuộc Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư.
Theo thiết kế, lòng hồ rộng 25km², chủ yếu nằm tại các huyện Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn (tỉnh
Hạng mục đập thủy điện dù hoàn thành trên 90% nhưng chưa thể tích nước.
Tuy nhiên, đến năm 2011, do khó khăn về nguồn vốn, dự án phải dừng, giãn tiến độ nên giai đoạn 2012 - 2016 chỉ bố trí vốn đầu tư đến điểm dừng kỹ thuật, còn lại chuyển tiếp sang giai đoạn 2017 - 2020.
Năm 2017, sau khi dự án được triển khai lại, quy định pháp luật về lâm nghiệp có nhiều thay đổi, quy định định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng, giải phóng mặt bằng có sự điều chỉnh nên chi phí thực hiện dự án tăng lên.
Qua rà soát, nguồn vốn cần bổ sung là 1.808 tỷ đồng. Vì vậy, nguồn vốn để thực hiện dự án của giai đoạn 1 được điều chỉnh lên 5.552 tỷ đồng.
Có mặt tại dự án này sau 14 năm khởi công xây dựng, hiện công trình vẫn chưa đi vào hoạt động. Bên trong dự án đã hoàn thiện một số hạng mục như đập chính, nhà điều hành.
Tuy nhiên, một số công trình chưa sử dụng nên đã có dấu hiệu xuống cấp. Trong đó, dọc tuyến kênh tiêu Châu Bình - hạng mục trong dự án hồ chứa nước Bản Mồng có số vốn đầu tư 750 tỷ đồng thì cỏ mọc um tùm, nhiều đoạn bị sạt lở, hư hỏng.
Yêu cầu phải hoàn thành dự án giai đoạn 1 trước 31/12/2025
Vào ngày 23/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, trưởng ban chỉ đạo thực hiện dự án Hồ chứa nước Bản Mồng giai đoạn 1 đã chủ trì cuộc họp thực hiện dự án.
Theo kết quả đánh giá tiến độ thực hiện Bộ NN&PTNT nhận được, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn một số công việc chậm tiến độ so với kế hoạch Ban 4 chỉ đạo thực hiện dự án đề ra.
Trong đó, về công tác điều chỉnh dự án được yêu cầu hoàn thiện trước 30/10, nhưng đến nay Sở NN&PTNT Nghệ An mới có tờ trình của UBND tỉnh, thiếu nội dung điều chỉnh thiết kế kênh Châu Bình.
Bên cạnh đó, việc triển khai công tác cắm tim mốc bổ sung và đo giải viền lòng hồ cao trình đã bị chậm khoảng 1 tháng. UBND tỉnh cũng chưa có văn bản về việc chặn dòng, chưa bổ sung chỉ tiêu đất thủy lợi để thực hiện giai đoạn 2 của dự án…
Hiện, tiến độ giải ngân vốn tại Nghệ An vẫn ở mức 0/100 tỷ đồng, điều này cho thấy công việc chưa được triển khai nhiều tại thực địa.
Đối với địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nhiều công việc đã cơ bản đáp ứng tiến độ như: Xong phần đo đạc kiểm kê, giải ngân đạt 184/230 tỷ đồng kế hoạch năm 2024; các nội dung về vướng mắc gần như được xử lý, đặc biệt đã bổ sung đủ chỉ tiêu đất thủy lợi.
Khởi tố 8 bị can liên quan dự án hồ chứa nước Bản MồngKhởi tố 3 cán bộ thuỷ lợi lập khống hồ sơ gây thiệt hại hàng tỷ đồng
Tuy nhiên, về hạng mục xây dựng khu tái định cư tiến độ rất chậm, công tác tận thu lâm sản chưa thực hiện, chưa có văn bản của UBND tỉnh về việc chặn dòng.
Để dự án hoàn thành đúng tiến trình, phát huy hiệu quả đầu tư, Bộ NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các đơn vị tập trung cao độ để hoàn thành các bước công việc theo chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong đó, Bộ này yêu cầu Ban 4 khẩn trương hoàn thành các thủ tục có liên quan, trình Bộ và báo cáo Hội đồng nghiệm thu nhà nước về chặn dòng; chủ trì tổ chức cùng các đơn vị thi công, các đơn vị có liên quan thực hiện thi công chặn dòng từ đầu tháng 11; triển khai thực hiện tất cả các công việc còn lại đảm bảo hoàn thành toàn bộ công trình trước 31/12/2025.
Đối với địa bàn các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bộ NN&PTNT yêu cầu đẩy nhanh thực hiện công tác bồi hoàn giải phóng mặt bằng, tái định cư, đồng thời, đảm bảo an toàn vùng lòng hồ để hoàn thiện thủ tục chặn dòng công trình đầu mối ngày 1/11.
Sở NN&PTNT các tỉnh theo dõi rà soát tiến độ, đánh giá rõ việc thực hiện thời gian qua so với kế hoạch đã lập, xác định nguyên nhân, lý do chậm và giải pháp khắc phục.
Bộ NN&PTNT đặc biệt lưu ý cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện hạng mục xây dựng khu tái định cư tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa - phần việc này được Bộ đánh giá đang thực hiện rất chậm.
Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong quá trình đầu tư, thực hiện dự án hồ chứa nước Bản Mồng. Công trình bị chậm tiến độ, phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần, gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước. Cơ quan cảnh sát điều tra khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với 8 bị can để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Mở rộng và thu hút tại nhiều thị trường cùng với kỷ lục về doanh số trong các tháng cho thấy VinFast đang bứt tốc cho mục tiêu 80.000 xe bàn giao cho khách hàng đến cuối năm nay.
Dự kiến từ năm 2025, cơ sở giáo dục đại học xét học bạ phải xét kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh; công khai danh sách thí sinh trúng tuyển xét tuyển sớm, tuyển không quá 20%.
Chương trình thực tập sinh tài năng hiện đang là xu hướng của các Tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, Viettel là Tập đoàn công nghệ đầu tiên triển khai.
Học sinh có thể trao đổi trực tiếp với Tiến sĩ Lee T. Arcuino, Giám đốc Kết nối toàn cầu tại Đại học Wilkes (Mỹ) để có cơ hội nhận học bổng đến 28.000 USD.
Anh Nguyễn Hoàng Anh - Chủ nhân chiếc Porsche 911 Dakar đầu tiên Việt Nam, vừa hoàn thành chuyến đi từ Việt Nam qua Lào rồi Thái Lan bằng chiếc Defender.