Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars

Admin

Hệ thống tên lửa RS-24 Yars ICBM là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga.

Bộ Quốc phòng Liên bang Nga hôm 17/9 thông báo rằng các đơn vị của quân đội Nga đã bắt đầu các cuộc diễn tập tuần tra chiến đấu với các bệ phóng tự động của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars.

Các cuộc diễn tập này đang được Sư đoàn Teikovsky của Lực lượng Tên lửa Nga tại Vùng Ivanovo, cách Moscow 155 dặm (249 km), tiến hành. Theo thông báo, nội dung diễn tập liên quan đến hệ thống tên lửa di động trên bộ RS-24 Yars hành quân 100 km, phân tán đơn vị với các thay đổi vị trí, thiết lập thiết bị kỹ thuật, tổ chức ngụy trang và bảo vệ chiến đấu.

Ngoài ra, các quân nhân Nga cũng thực hành các biện pháp đối phó với các nhóm phá hoại và tình báo. Bộ Quốc phòng Nga lưu ý rằng cuộc tập trận này cũng bao gồm diễn tập chuyên sâu dọc theo các tuyến đường tuần tra chiến đấu.

Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars- Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars ICBM di chuyển qua Quảng trường Đỏ ở Moscow, trong buổi diễn tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng năm 2015. Ảnh: Getty Images

Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars- Ảnh 2.

Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp Nga RS-24 Yars ICBM, cùng với sức mạnh tiềm tàng của nó, khiến các chuyên gia quân sự nước ngoài e ngại. Ảnh: Getty Images

Tuần tra chiến đấu với tổ hợp chiến lược RS-24 Yars là một hoạt động tác chiến quan trọng đối với Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga (RVSN). Các cuộc tuần tra này bao gồm việc di chuyển và triển khai các bệ phóng tên lửa di động, được trang bị tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), để đảm bảo trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao bất kỳ lúc nào.

Hệ thống RS-24 Yars – nổi bật với nhiều Đầu đạn hồi quyển tấn công đa mục tiêu độc lập (MIRV), là một phần quan trọng trong khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Bằng cách thường xuyên di chuyển các bệ phóng di động này trong các cuộc tuần tra, RVSN có thể ẩn mình dưới radar và tránh được mục tiêu của đối phương, do đó đảm bảo khả năng tấn công trả đũa "bách phát bách trúng" trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân.

Mục tiêu chính của các cuộc tuần tra này là đảm bảo khả năng sống sót và tính linh hoạt về mặt chiến lược đồng thời duy trì độ tin cậy của khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Các cuộc tuần tra thường xuyên cũng làm giảm khả năng các bệ phóng tên lửa này bị nhắm mục tiêu trong các cuộc tấn công phủ đầu. Điều này càng khiến vị trí chính xác của các bệ phóng tên lửa Yars trở nên khó đoán định hơn.

Chính khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars, cùng với sức mạnh tiềm tàng của nó, khiến các chuyên gia quân sự Mỹ e ngại. Chuyên gia quốc phòng Kris Osborn chỉ ra rằng khả năng di chuyển của bệ phóng Yars khiến chúng khó bị phát hiện, gây ra vấn đề nghiêm trọng cho các chiến lược phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars- Ảnh 3.

Một cuộc phóng thử nghiệm tên lửa Yars ICBM tại Sân bay vũ trụ Plesetsk, năm 2017. Ảnh: Eurasian Times

Khả năng cơ động đáng sợ của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars- Ảnh 4.

Hình dung về cách các đầu đạn MIRV quay trở lại bầu khí quyển trong quá trình thử nghiệm một tên lửa ICBM. Ảnh: TWZ

Điểm đáng sợ nữa là một tên lửa Yars có thể mang theo tới 4 đầu đạn hạt nhân MIRV, mỗi đầu đạn hướng đến các mục tiêu khác nhau. Khả năng nâng cấp của hệ thống Yars – giúp nó luôn phù hợp khi các công nghệ phòng thủ toàn cầu phát triển – cũng thu hút sự quan tâm của Mỹ trong bối cảnh "xứ cờ hoa" cũng đang cân nhắc về tương lai của kho vũ khí ICBM của chính mình.

Tham khảo thêm
“Rồng lửa” S-400 khơi nguồn cảm hứng cho hệ thống phòng không “Korean Patriot”“Rồng lửa” S-400 khơi nguồn cảm hứng cho hệ thống phòng không “Korean Patriot”

Tướng Không quân Gregory Guillot, người đứng đầu NORTHCOM, gần đây đặc biệt đề cập đến vai trò của tên lửa đạn đạo liên lục địa Yars trong khi thảo luận về quá trình hiện đại hóa đang diễn ra của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga đến năm 2024.

Ông nhấn mạnh rằng hệ thống Yars, cùng với các vũ khí tiên tiến khác của Nga, được chế tạo để đảm bảo năng lực phản công của nước này sau một cuộc tấn công phủ đầu tiềm tàng và có thể thách thức các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

Các hệ thống này, bao gồm cả Yars, thúc đẩy đáng kể tính linh hoạt trong hoạt động của Nga trên nhiều nền tảng phóng khác nhau, một yếu tố mà Mỹ coi là rủi ro lớn đối với chiến lược răn đe của mình.

Với phạm vi hoạt động ấn tượng, từ 10.000-12.000 km, Yars ICBM có khả năng tấn công các mục tiêu trên khắp các châu lục.

Hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RS-24 Yars

Nhà phát triển: Nga

Tên gọi khác: Ss-27 mod 2, ss-29, rs-24, yars/yantz/yahres

Lớp: Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)

Nền tảng phóng: Bệ phóng di động, hoặc từ hầm chứa silo

Chiều dài: 22,5 m

Đường kính: 2,0 m

Trọng lượng phóng: 49.600 kg

Tải trọng: 3 đầu đạn MIRV, 1.200 kg

Khả năng hạt nhân: Đầu đạn hạt nhân, 150-200 kiloton

Lực đẩy: Động cơ nhiên liệu rắn 3 tầng

Tầm bắn: 10.000-12.000 km

Tình trạng: Đang hoạt động

Đưa vào phục vụ: Năm 2010

Minh Đức (Theo Bulgarian Military, Missile Threat)