Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu

Admin

Hệ thống chống máy bay không người lái Rapira-2 đánh dấu bước tiến đáng kể trong khả năng phòng không của Nga trước mối đe dọa mới nổi nhưng ngày càng tăng từ UAV/drone.

Quân đội Nga hôm 27/9 đã công bố các cuộc thử nghiệm bắn đạn thật thành công đối với hệ thống chống máy bay không người lái (anti-drone system) mới nhất của mình, gọi là "Rapira-2", trong các cuộc bắn trình diễn được tiến hành tại thao trường Kapustin Yar thuộc vùng Astrakhan.

Thiết bị mới này đánh dấu bước tiến đáng kể trong khả năng phòng không của Nga trước mối đe dọa mới nổi nhưng ngày càng tăng từ các phương tiện bay không người lái (UAV/drone).

Rapira-2 được lắp trên xe bọc thép đa năng AMN-590951 "Spartak", một nền tảng được phát triển vào năm 2021 cho Streit Group – một trong những nhà sản xuất xe bọc thép lớn nhất thế giới có trụ sở tại UAE, và đã được các lực lượng vũ trang Nga sử dụng trong nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Khả năng cơ động được cải tiến của dòng thiết giáp này cho phép triển khai nhanh chóng hệ thống Rapira-2 trong nhiều môi trường khác nhau, do đó tăng cường tính linh hoạt trong hoạt động của các lực lượng Nga.

Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 1.

Rapira-2 gắn trên xe bọc thép AMN-590951 Spartak. Ảnh: X/Twitter

Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 2.
Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 3.
Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 4.

Quân đội Nga thử nghiệm bắn đạn thật đối với Rapira-2, thành công trong việc hạ gục UAV và bảo vệ thiết giáp an toàn trước các mối đe dọa mới nổi từ UAV. Ảnh: X/Twitter

Được trang bị radar và hệ thống quang điện tử tinh vi, Rapira-2 có khả năng phát hiện, theo dõi và vô hiệu hóa các mục tiêu trên không nhỏ như máy bay không người lái cảm tử (kamikaze) và máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV).

Được mệnh danh loại vũ khí giúp thiết giáp "phản đòn" UAV, Rapira-2 cũng tích hợp khả năng tác chiến điện tử (EW), cho phép hệ thống gây nhiễu thông tin liên lạc của drone đối địch trước khi tấn công trực tiếp nếu cần.

Radar và cảm biến quang điện của Rapira-2 cung cấp dữ liệu chính xác về các mối đe dọa trên không và trên mặt đất, giúp nhận dạng nhanh chóng và đưa ra quyết định hiệu quả. Khi đã xác định được mục tiêu, hệ thống có thể lựa chọn giữa việc phá vỡ liên lạc của UAV hoặc tiến hành tiêu diệt ngay lập tức.

Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 5.
Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 6.
Loại vũ khí giúp thiết giáp “phản đòn” bầy đàn UAV phiền nhiễu- Ảnh 7.

Rapira-2 được trang bị súng máy PKT 7,62 mm cung cấp giải pháp vừa rẻ vừa dễ tiếp tế để vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không nhỏ như UAV/drone. Ảnh: X/Twitter

Tại Diễn đàn Kỹ thuật quân sự quốc tế lần thứ 10 - Army 2024, Nga cũng đã giới thiệu Rapira-3, một biến thể của Rapira-2 được trang bị tên lửa S-8 80 mm với ngòi nổ cận đích. Không giống như Rapira-2, Rapira-3 sử dụng tên lửa không dẫn đường, lý tưởng để tấn công trực tiếp vào các UAV có hoạt động nhanh nhẹn.

Cả 2 hệ thống, Rapira-2 và Rapira-3, đều được lắp trên nền tảng thiết giáp 4x4, đảm bảo khả năng cơ động cao và triển khai nhanh chóng.

Các thiết bị trong "gia đình" Rapira nổi bật ở khía cạnh chi phí thấp nhưng hiệu quả hoạt động cao. Ví dụ, Rapira-2 được trang bị súng máy PKT 7,62 mm, cung cấp giải pháp vừa rẻ vừa dễ tiếp tế để vô hiệu hóa các mối đe dọa trên không nhỏ như UAV/drone.

Theo các nguồn tin quân sự Nga, Rapira-2 sẽ sớm được tích hợp vào cơ sở hạ tầng quân sự rộng lớn hơn của Nga, qua đó tăng cường năng lực phòng không tổng thể của nước này. Sự tích hợp này nhấn mạnh trọng tâm của Nga trong việc phát triển các hệ thống chống máy bay không người lái (anti-drone system) hiệu quả trong bối cảnh các cuộc xung đột hiện đại, đáng chú ý là xung đột Nga-Ukraine.

Các hệ thống Rapira-2 và Rapira-3 ra đời nhằm cạnh tranh với các giải pháp tương tự do các quốc gia khác phát triển. Ví dụ, hệ thống C-UAS VAMPIRE của Mỹ sử dụng tên lửa Hydra 70 dẫn đường bằng laser. Tuy nhiên, hệ thống của Nga có lợi thế về chi phí, trong khi các giải pháp như của Mỹ thường đắt hơn do công nghệ dẫn đường tiên tiến.

Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine, cả hai bên đều cho thấy xu hướng áp dụng và điều chỉnh các chiến thuật hiệu quả để đối phó với nhau. Nếu Rapira-2 chứng tỏ hiệu quả, không loại trừ khả năng Ukraine sẽ phát triển hoặc triển khai các hệ thống tương tự để chống lại các mối đe dọa trên không.

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Với thứ này, Nga mới là bên quyết định số phận “Rồng lửa” S-400 của Thổ Nhĩ KỳVới thứ này, Nga mới là bên quyết định số phận “Rồng lửa” S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ

Minh Đức (Theo Army Recognition)