Nâng cao chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số

Admin

Quản lý điểm du lịch hiệu quả, ngành Du lịch Việt Nam có thể sẽ trở thành một trong những điểm đến hàng đầu về du lịch thông minh và bền vững, không những phát triển du lịch nội địa mà còn đạt được mục tiêu đầy tham vọng, thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm nay.

Nâng cao chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số- Ảnh 1.

Tạo điểm đến nổi bật

Dọc theo những cảnh quan tuyệt đẹp của Việt Nam, từ Cầu Vàng nổi tiếng ở Đà Nẵng, nơi bạn bước đi trên “dải lụa vàng” uốn lượn qua rừng xanh, núi cao và biển cả bao la, đến thưởng lãm khung cảnh hoàng hôn lãng mạn trên Cầu Hôn ở Phú Quốc – là những trải nghiệm mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Nâng cao chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số- Ảnh 2.

Những điểm du lịch danh tiếng này là minh chứng cho sự sáng tạo độc đáo của Việt Nam, thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Ngành du lịch Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy du lịch theo hướng bền vững, kết hợp vẻ đẹp thiên nhiên với việc quản lý các điểm đến tốt hơn.

15 năm trước, đảo Cù Lao Chàm có sáng kiến "Nói không với túi ni lông", đưa nơi đây thành biểu tượng của sự bền vững. Mô hình tiêu biểu này đã góp phần giảm ô nhiễm, bảo vệ hệ sinh thái của đảo, và gây ấn tượng sâu sắc với du khách, và phù hợp với xu thế khi 69% khách du lịch toàn cầu đang tích cực tìm kiếm các lựa chọn du lịch bền vững, theo dữ liệu của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC).

Phát triển các hoạt động lễ hội và sự kiện thể thao cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý điểm đến mà các địa phương đang chú trọng. Festival Huế hai năm một lần và Lễ hội Pháo hoa Đà Nẵng hàng năm đã trở thành thương hiệu mạnh, thu hút số lượng du khách hàng năm ngày càng tăng. Theo dữ liệu từ Traveloka, số lượt tìm kiếm chuyến bay và nơi lưu trú đến Huế và Đà Nẵng xung quanh các sự kiện tăng 1,5 lần so với cuối năm 2023.

Thêm các ví dụ nổi bật như Giải Quốc tế Teqball 2024 và Giải Vô địch Thế giới UIM F1H2O 2024 - Grand Prix của Bình Định, vừa diễn ra tại Quy Nhơn – tỉnh Bình Định đã   giúp địa phương này trở thành lựa chọn hàng đầu để đăng cai các sự kiện thể thao quốc tế, nâng cao khả năng thu hút du khách trong những năm tới.

Muốn đạt mục tiêu 18 triệu lượt khách trong năm nay, và cao hơn thế trong các năm sau, ngành Du lịch Việt Nam cần thực hiện một chiến lược quản lý điểm đến mang tính chiến lược và rộng lớn hơn, và cần được hỗ trợ bởi chuyển đổi số trên quy mô lớn. Điều này giúp quản lý và bảo tồn tài nguyên địa phương, phát triển mạng lưới lưu trú, cải thiện hệ thống giao thông và đường sá, và thúc đẩy các nỗ lực tiếp thị và quảng bá thành công.

Chuyển đổi số nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến

Ngành du lịch Việt Nam phục hồi tích cực kể từ sau đại dịch Covid. Trong 3 quý đầu năm 2024, nhờ chính sách thị thực thuận lợi, nỗ lực đẩy mạnh chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch, cũng như được hỗ trợ bởi quá trình chuyển đổi số do các nền tảng du lịch trực tuyến dẫn dắt, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2024, khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt người, tăng 43,0% so với cùng kỳ năm trước.

Nâng cao chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số- Ảnh 3.

Nghị quyết số 82 của Chính phủ ban hành nhằm đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững, theo hướng “Sản phẩm độc đáo - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục tiện lợi, đơn giản - Giá cả cạnh tranh - Môi trường sạch đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh và thân thiện”. Thông qua công nghệ tiên tiến, và các chiến lược tiếp thị nhắm đến đối tượng cụ thể, định hướng này được chuyển đổi số hỗ trợ sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hiệu quả quản lý điểm đến.

Các nền tảng du lịch sở hữu kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, cùng với công nghệ mới giúp đẩy nhanh chuyển đổi số tại các điểm đến, quảng bá sản phẩm du lịch, bảo tồn và nâng cao trải nghiệm văn hóa địa phương. Các chiến dịch tiếp thị trực tuyến trên các nền tảng có thể triển khai nhanh chóng các chương trình khuyến mãi và giảm giá, dễ dàng tiếp cận hàng triệu người dùng trên toàn thế giới, giúp thu hút thêm nhiều khách du lịch, tăng doanh thu và thúc đẩy phát triển bền vững.

Từ góc nhìn của du khách, các nền tảng du lịch trực tuyến cung cấp cho họ thông tin đầy đủ và quyền truy cập vào các đánh giá người dùng về sản phẩm, dịch vụ và giá cả, giúp du khách dễ dàng lựa chọn khách sạn, chuyến bay, các tour du lịch và các hoạt động giải trí, tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời mang lại trải nghiệm du lịch thuận tiện, liền mạch và phong phú. Thêm vào đó, sự hỗ trợ công nghệ giúp du khách lên kế hoạch và quản lý toàn bộ chuyến đi chỉ với vài cú nhấp chuột trên thiết bị di động hoặc máy tính.

Đối với các doanh nghiệp du lịch, chuyển đổi số thông qua hợp tác với các nền tảng du lịch trực tuyến giúp tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm nhân lực, giảm chi phí quảng bá, từ đó mang lại giá cả cạnh tranh cho du khách.

Hơn nữa, ngoài việc cập nhật cho các doanh nghiệp về các xu hướng mới nhất như du lịch một mình, du lịch kết hợp hội nghị, du lịch cộng đồng, hoặc "Bleisure" – kết hợp công việc và giải trí, chuyển đổi số còn tạo cầu nối cho các doanh nghiệp kết nối với thế hệ Gen Z – tệp khách ngày càng quan trọng và có ảnh hưởng. Thấu hiểu và đáp ứng được sở thích du lịch đặc biệt của tệp khách hàng này ưa thích những trải nghiệm ấn tượng và khác biệt hơn là các địa điểm du lịch truyền thống chỉ có thể là các nền tảng du lịch

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể học hỏi và tận dụng cách Gen Z chia sẻ trải nghiệm du lịch trên mạng xã hội để tạo ra các cơ hội kinh doanh mới cho mình.

Một khía cạnh quan trọng của chiến lược quản lý điểm đến quốc gia được thúc đẩy bởi chuyển đổi số là nâng cao nhận thức của những người làm du lịch về bảo vệ môi trường, bảo tồn cảnh quan, đảm bảo an ninh và an toàn tại các điểm du lịch.

Tiên phong trong việc thúc đẩy du lịch bền vững là các nền tảng du lịch. Traveloka đã gia nhập Hội đồng Du lịch Bền vững Toàn cầu (GSTC) vào năm 2022, cam kết thúc đẩy một hệ sinh thái du lịch toàn cầu bền vững và có trách nhiệm. Kể từ khi trở thành thành viên, Traveloka đã tiên phong bằng cách đưa ra những ví dụ cụ thể và quảng bá các sáng kiến khu vực, bao gồm tài trợ các khóa học du lịch bền vững cho các khách sạn và cơ quan chính phủ trên khắp Đông Nam Á. Đồng thời, cũng giới thiệu các tính năng giúp người dùng nhận biết và đặt chỗ tại các điểm lưu trú có chứng nhận bền vững đạt tiêu chuẩn GSTC.

Khi Việt Nam vượt qua những thách thức của giai đoạn phục hồi du lịch hậu đại dịch, việc tích hợp các công cụ kỹ thuật số và thực hành bền vững sẽ là yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự linh hoạt và cạnh tranh trong thị trường du lịch toàn cầu. Các nền tảng số, sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng, cung cấp quyền truy cập thông tin liền mạch, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và thúc đẩy hành vi du lịch có trách nhiệm.

Bằng cách thực hiện chiến lược quản lý điểm đến thông qua chuyển đổi số, ngành Du lịch Việt Nam sẽ tạo nên con đường vững chắc để đạt mục tiêu đề ra, và quan trọng hơn nữa là tăng cường sức hấp dẫn đối với du khách toàn cầu, đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài của ngành du lịch và phúc lợi cho cộng đồng.