Nga chi gần 140 triệu USD nhập khẩu một loại hạt của Việt Nam trong nửa đầu năm, là mặt hàng Việt Nam có sản lượng đứng thứ 2 thế giới

Admin

Sản lượng của Việt Nam đứng thứ 2 thế giới với hơn 1,84 triệu tấn trong năm 2022.

Nga chi gần 140 triệu USD nhập khẩu một loại hạt của Việt Nam trong nửa đầu năm, là mặt hàng Việt Nam có sản lượng đứng thứ 2 thế giới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 6 đạt 140.607 tấn với kim ngạch hơn 377 triệu USD, giảm 6,1% về lượng và giảm 1,9% so với tháng trước đó. Tính chung trong nửa đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê đạt gần 1,01 triệu tấn, tương đương hơn 2,39 tỷ USD, giảm 1,2% về lượng và tăng 4% về kim ngạch. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.373 USD/tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Nhìn chung, trong 6 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê sang hầu hết các thị trường đều tăng kim ngạch so với 6 tháng năm 2022.

Trong nửa đầu năm, Nga là một trong 5 khách hàng lớn nhất của cà phê Việt Nam. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, Nga đã chi gần 140 triệu USD để mua cà phê Việt với sản lượng đạt 57.779 tấn, tăng 19,73% về lượng và tăng 27,58% so với cùng kỳ năm 2022, xếp thứ 5 trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam sau Đức, Italy, Mỹ và Nhật Bản.

Nga chi gần 140 triệu USD nhập khẩu một loại hạt của Việt Nam trong nửa đầu năm, là mặt hàng Việt Nam có sản lượng đứng thứ 2 thế giới - Ảnh 2.

Trong năm 2022, Nga là thị trường xuất khẩu cà phê thứ 7 của Việt Nam với sản lượng 103.551 tấn, trị giá hơn 249 triệu USD, tăng 26,54% và tăng 44% về trị giá so với năm 2021.

Người Nga có một sự yêu thích đặc biệt đối với cà phê Việt Nam. Tính đến năm 2021, trước thời điểm xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, tổng lượng tiêu thụ cà phê năm 2021 của Nga đạt 303.000 tấn, trong khi phần lớn khối lượng này là nhập khẩu với 243.639 tấn, trị giá 787,58 triệu USD. Trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất của Nga trong năm 2021 với 81.818 tấn, trị giá hơn 173 triệu USD.

Về phía Việt Nam, trong năm 2022, diện tích cà phê năm 2022 của Việt Nam đạt khoảng 710 nghìn ha, năng suất đạt 28,2 tạ/ha cho sản lượng hơn 1,84 triệu tấn, đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Brazil. Trong đó, năm tỉnh Tây Nguyên chiếm 91,2% về diện tích, 93,2% về sản lượng cà phê cả nước.

Trong 5 tỉnh Tây Nguyên trồng cà phê, Đắk Lắk và Lâm Đồng là 2 tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất và cho sản lượng lớn nhất và Lâm Đồng là tỉnh sản xuất cà phê cho năng suất cao nhất là 33,1 tạ/ha cao hơn 17,1% so với tổng trung bình năng suất của 5 tỉnh Tây Nguyên cũng như cả nước.

Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu cà phê vẫn thuận lợi khi nhu cầu tăng trong khi nguồn hàng không được cải thiện. Dự báo, sản lượng cà phê năm nay giảm đến 10% - 15%/năm do thời tiết không thuận lợi.

Còn theo báo cáo mới đây Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng cà phê toàn cầu dự báo tăng 6,6 triệu bao so với niên vụ trước lên 172,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023. Tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo chỉ tăng hơn 800.000 bao lên 167,9 triệu bao. Như vậy, nguồn cung cà phê thế giới sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao trong niên vụ 2022-2023.