Nhiều cặp đôi Hàn Quốc đã kết hôn nhưng vẫn mang danh FA để mua nhà dễ hơn, thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng càng khó rút thăm

Admin

Các cặp vợ chồng mới cưới có thu nhập kép ở Hàn Quốc đang che giấu tình trạng hôn nhân hợp pháp của họ để tránh các tiêu chuẩn khắt khe hơn về phúc lợi xã hội. Đã lấy vợ, gả chồng nhưng họ vẫn mang danh độc thân, không chịu làm giấy tờ đăng ký kết hôn để có thể hưởng đặc quyền này khi mua nhà.

Nhiều cặp đôi Hàn Quốc đã kết hôn nhưng vẫn mang danh FA để mua nhà dễ hơn, thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng càng khó rút thăm - Ảnh 1.

Các cặp vợ chồng ở

Ảnh minh họa

Để đủ điều kiện tham gia đăng ký, đối với cặp vợ chồng mới cưới có thu nhập kép (nguồn thu nhập đến từ cả vợ và chồng), tổng mức thu nhập mỗi tháng phải nhỏ hơn 140% thu nhập hộ gia đình trung bình của công nhân thành phố. Và con số này là 130% đối với cặp vợ chồng mới cưới có thu nhập đơn (thu nhập chỉ đến từ một người là vợ hoặc chồng). Quy đổi ra số tiền cụ thể, con số này lần lượt là khoảng 9,11 triệu won (170 triệu VNĐ) cho các cặp có thu nhập kép và 8,46 triệu won (156 triệu VNĐ) cho các cặp có thu nhập đơn.

Điều kiện này còn gây khó khăn hơn đối với những cặp vợ chồng đã cưới được một khoảng thời gian, con số thậm chí giảm xuống còn 120 triệu đồng.

Quy định này đồng nghĩa với việc một cặp đôi kiếm được 100 triệu đồng/tháng/người sẽ không đủ điều kiện tham gia rút thăm nếu họ kết hôn.

Nhiều cặp đôi Hàn Quốc đã kết hôn nhưng vẫn mang danh FA để mua nhà dễ hơn, thu nhập trên 100 triệu đồng/tháng càng khó rút thăm - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Trong khi đó, người độc thân cũng được hưởng nhiều lợi thế hơn so với các cặp vợ chồng khi vay tiền mua nhà. Cái gọi là “khoản vay hỗ trợ” do Bộ Đất đai và Tổng công ty Bảo lãnh Nhà ở & Đô thị Hàn Quốc điều hành với lãi suất thấp dành cho các cặp vợ chồng mới cưới có thu nhập dưới 1.2 tỷ đồng cộng lại mỗi năm. Mức trần thu nhập cũng được áp dụng tương tự cho người độc thân sống một mình và đăng ký mua nhà lần đầu.

Một khoản vay nhà ở khác được chính phủ trợ cấp, được gọi là “khoản vay tổ ấm”, cung cấp lãi suất ưu đãi cho các hộ gia đình mới cưới có tổng thu nhập hàng năm dưới 1.2 tỷ đồng. Trợ cấp tương tự cũng hỗ trợ cho hộ gia đình một người có thu nhập dưới 1.1 tỷ đồng.

Dù Chính phủ đã công bố một số kế hoạch khác để hỗ trợ các cặp vợ chồng mới cưới, nhưng những điều chỉnh này vẫn chưa thực sự khả quan.

Tín dụng thuế thu nhập kiếm được của Hàn Quốc (EITC), một khoản tín dụng thuế được hoàn lại cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, cũng có lợi cho người độc thân. EITC được trao cho các hộ gia đình một người có thu nhập dưới 408 triệu đồng mỗi năm và các cặp vợ chồng có thu nhập kép có thu nhập dưới 704 triệu đồng.

Theo báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội công bố năm ngoái, tỷ lệ các cặp vợ chồng thu nhập kép nhận được tín dụng thuế là 6,5%, con số này chỉ bằng ¼ so với số hộ gia đình độc thân nhận được (27%) vào năm 2019.

TIN LIÊN QUAN

Cậu bé tiểu học viết văn chia sẻ “bí mật khó nói của bố mẹ” khiến cô giáo lập tức gọi điện cho phụ huynh

Những bất lợi như là lý do khiến các cặp vợ chồng mới cưới như anh Choi kể trên tiếp tục độc thân về mặt pháp lý, ít nhất là cho đến khi họ có con, vì việc sinh con thường mang lại nhiều quyền lợi từ Chính phủ, chẳng hạn như điểm khen thưởng để mua nhà.

Choi Seul-ki, giáo sư xã hội học tại Trường Quản lý và Chính sách Công KDI, cho biết: “Chính phủ có thể đã vội vàng đưa ra kết luận rằng các cặp vợ chồng có thu nhập kép khá giả về tài chính chỉ vì họ có nhiều nguồn thu nhập khác nhau”.

“Phạm vi lợi ích nên được tăng lên đối với các cặp vợ chồng mới cưới, để những người này không bị thiệt thòi khi quyết định kết hôn,” ông Choi nói thêm. Ông khẳng định, các chính sách gây ra việc mọi người trì hoãn kết hôn do các vấn đề về nhà ở hoặc thuế cần phải được cải cách.

Theo Korea JoongAng Daily