Chi 42 nghìn tỷ đồng, nước gần Việt Nam 'hô biến' mỏ than giữa sa mạc thành nhà máy điện 7.000 ha, công suất 5,7 tỷ kWh: Bên trên sản xuất điện, bên dưới chăn thả gia súc và trồng cây

Từng là một địa điểm khai thác than, Otog Front Banner, Ordos, ở thành phố Ordos, Nội Mông, Trung Quốc, là nơi đặt nhà máy quang điện Mengxi Blue Ocean. Đây là nhà máy điện mặt trời công suất đơn lớn nhất Trung Quốc.

Cơ sở này được thiết kế để tạo ra công suất 5,7 tỷ kWh điện mỗi năm, đủ để cung cấp điện cho 2 triệu hộ gia đình. Một thông cáo báo chí cho biết cơ sở này đã chính thức đi vào hoạt động từ đầu tháng 11/2024. Tổng vốn đầu tư của dự án này là 12 tỷ Nhân dân tệ (1,65 tỷ USD, tương đương khoảng 42 nghìn tỷ đồng). 

Nhu cầu năng lượng sạch ngày càng lớn và mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2060 đã thúc đẩy hoạt động xây dựng các cơ sở lắp đặt năng lượng tái tạo tại nước này. Tuy nhiên, các nhà máy điện mặt trời công suất lớn cần những nơi có diện tích lớn và điều này khó thực hiện ở những khu vực đông dân cư với nhu cầu sử dụng điện cao.

Chi 42 nghìn tỷ đồng, nước gần Việt Nam 'hô biến' mỏ than giữa sa mạc thành nhà máy điện 7.000 ha, công suất 5,7 tỷ kWh: Bên trên sản xuất điện, bên dưới chăn thả gia súc và trồng cây- Ảnh 1.

Nhà máy quang điện Mengxi Blue Ocean nằm ở sa mạc Gobi.

 

Trung Quốc đặt mục tiêu giải quyết vấn đề này bằng các sáng kiến Truyền tải điện Tây - Đông và Phát triển khu vực phía Tây bằng cách thực hiện các dự án năng lượng tái tạo ở các khu vực phía Tây vốn thưa dân. Theo đó, nước này đã chuyển đổi địa điểm khai thác than trước đây thành nhà máy điện mặt trời công suất đơn lớn nhất. 

Nhà máy quang điện Mengxi Blue Ocean có diện tích 7.000 ha và là nơi đặt hơn 5,9 triệu tấm pin mặt trời. Sau khi đưa dự án này đi vào hoạt động, Trung Quốc ước tính nước này sẽ ngừng đốt 1,71 triệu tấn than mỗi năm và giảm 4,7 triệu tấn khí thải carbon. Để đạt mức giảm phát thải tương tự, nước này sẽ phải trồng cây trên diện tích 63.700 ha.

Nhà máy quang điện Mengxi Blue Ocean cũng là một dự án đặc biệt, vì đây là cơ sở thử nghiệm năng lượng mặt trời quy mô lớn đầu tiên tại sa mạc Gobi, giúp Trung Quốc thu thập thêm dữ liệu về việc thiết lập các nhà máy điện mặt trời trong môi trường khắc nghiệt. 

Chi 42 nghìn tỷ đồng, nước gần Việt Nam 'hô biến' mỏ than giữa sa mạc thành nhà máy điện 7.000 ha, công suất 5,7 tỷ kWh: Bên trên sản xuất điện, bên dưới chăn thả gia súc và trồng cây- Ảnh 2.

Bên dưới các tấm pin mặt trời là nơi chăn thả cừu, gà và trồng cây.

Theo CHN Energy, nhà phát triển của dự án, Mengxi Blue Ocean còn sử dụng một hợp kim đất hiếm mới làm vật liệu giảm điện trở đất, giúp cắt giảm chi phí hơn 40%. Với diện tích hoạt động rất lớn, dự án này cũng được thiết kế để vừa chăn thả cừu trắng và gà Úc, vừa là nơi trồng các loại cây có khả năng cố định cát và thức ăn chăn nuôi bên dưới các tấm pin mặt trời. 

Để giảm thiểu tác động đến đồng cỏ, dự án sử dụng móng thép cho các tấm pin thay vì bê tông thông thường. Theo CHN Energy, thiết kế này cho phép đường kính cọc giảm từ 400 mm (bê tông đúc sẵn) xuống còn 100 mm. 

Ngoài ra, dự án này cũng đạt được thành tựu đầu tiên trên quy mô toàn cầu khi sử dụng thiết kế tích hợp cho các kết nối của bộ mô đun theo dõi. 4 mặt của mô đun được cố định và kết nối với một lùm cây được thiết kế một cách sáng tạo, để tạo thành cấu trúc tích hợp. So với các mô đun truyền thống, cách thức này giúp tiết kiệm 0,01 Nhân dân tệ/Wp (watt cực đại), đây là con số không hề nhỏ đối với nhà máy có công suất 3 GW. 

Cơ sở quang điện này còn sử dụng công nghệ theo dõi năng lượng mặt trời do AI cung cấp để tránh bóng râm theo thời gian thực và thúc đẩy mức năng lượng được thêm lên 8%. Các trụ của nhà máy cũng có thể được điều chỉnh chiều cao để tối đa hoá không gian sẵn có bên dưới, để động vật có thể gặm cỏ và cây được canh tác. 


Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/chi-42-nghin-ty-dong-nuoc-gan-viet-nam-ho-bien-mo-than-giua-sa-mac-thanh-nha-may-dien-7000-ha-cong-suat-57-ty-kwh-ben-tren-san-xuat-dien-ben-duoi-chan-tha-gia-suc-va-trong-cay-a102905.html