Việt Nam và Pháp chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh

Phát triển kinh tế xanh là xu hướng chung của nhiều nền kinh tế và việc chia sẻ các kinh nghiệm trong lĩnh vực này là rất cần thiết.

Pháp là một trong những quốc gia đi đầu về phát triển kinh tế xanh và Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng được những bài học thành công cùng những khuyến nghị cần thiết trong lĩnh vực này.

Đây là chủ đề của Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Pháp 2023: "Hướng tới phát triển xanh và bền vững" do Trường Đại học Kinh tế và Khoa Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức cùng Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Pháp, Viện Nghiên cứu Châu Âu (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) vừa diễn ra tại Hà Nội.

img-0551-copy20230708152137-1688901590.jpg
Quang cảnh Diễn đàn

Tại Diễn đàn, các khách mời, chuyên gia, diễn giả cả phía Việt Nam và Pháp cùng chia sẻ thông tin, phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển trong quan hệ song phương Việt Nam – Pháp, đặc biệt về lĩnh vực hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư.

Nhiều khuyến nghị, hàm ý chính sách, sáng kiến có giá trị thực tiễn lớn được đề xuất và thảo luận nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước. tăng cường năng lực chống chịu về kinh tế và thương mại, thể chế, môi trường và xã hội của mỗi bên.

Pháp luôn là đối tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển hàng đầu châu Âu tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đang được phục hồi sau đại dịch Covid-19, đạt 5,3 tỷ euro năm 2022, tăng 10% so với năm 2021.

Tính lũy kế đến hết quý I/2023, các doanh nghiệp Pháp đã đầu tư hơn 3,8 tỷ USD thông qua 673 dự án trên lãnh thổ Việt Nam. Pháp hiện là quốc gia đầu tư nguồn vốn FDI lớn thứ 2 đến từ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam. Điều đó khẳng định hơn nữa tầm quan trọng của quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai quốc gia.

Về chính sách phát triển xanh, Pháp đã và đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu đạt được 40% sản lượng điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.

img-0629-copy20230708152140-1688901590.jpg
 
img-0646-copy20230708152141-1688901590.jpg
Tham luận và trao đổi giữa các chuyên gia Việt Nam và Pháp về phát triển bền vững

Đặc biệt Chính phủ Pháp yêu cầu doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm giảm tác động tới môi trường: bắt buộc sản phẩm điện và điện tử tiêu dùng phải có khả năng sửa chữa, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa sản phẩm với các phụ tùng thay thế sẵn có, nêu rõ các chỉ số khả năng sửa chữa trên các sản phẩm điện và điện tử; gia hạn bảo hành tối thiểu thêm 6 tháng khi một sản phẩm được sửa chữa thay vì thay thế bằng một sản phẩm mới.

Liên quan đến phát triển tài chính xanh, Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho tài chính xanh thông qua các chương trình trợ cấp toàn diện như hỗ trợ thuế và phát triển các cNhập dẫn lờiông cụ tài chính, một chiến lược khí hậu rõ ràng cho Pháp mà tất cả các khoản đầu tư công phải phù hợp và giữ vị trí hàng đầu với tư cách là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ xanh.

Trong phát triển kinh tế tuần hoàn, Pháp đã giảm 10% chất thải sinh hoạt và chất thải tương đương cho mỗi cá nhân vào năm 2020, giảm chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế trên một đơn vị giá trị sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và công trình công cộng so với năm 2010; đổi mới sáng tạo toàn diện trong thiết kế sản phẩm, tăng cường tái sử dụng, tái chế đối với sản phẩm hữu cơ đến 55% vào năm 2020 và 65% vào năm 2025 đối với chất thải không độc hại.

img-0627-copy20230708152138-1688901590.jpg
Trao tặng các đại biểu cuốn sách "Kinh tế Việt Nam-Pháp: Hướng tới phát triển xanh và bền vững"

Đặc biệt Pháp cũng rất chú trọng chuyển đổi việc làm trong nền kinh tế xanh theo đó đẩy mạnh đào tạo để tìm kiếm cơ hội việc làm trong các lĩnh vực xanh và xanh hóa. Năm 2018, Bộ Lao động, Việc làm, Dạy nghề và Đối thoại xã hội Pháp đã phát động chương trình có tên gọi “10Kverts” nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của thanh niên và người tìm việc làm trong các ngành nghề “xanh”.

Mục tiêu là mở 10.000 khoá đào tạo phân loại chất thải, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn và sử dụng vật liệu sinh học trong xây dựng, tái chế trong lĩnh vực ô tô, khí mê-tan và sinh khối trong nông nghiệp.

Diễn đàn không chỉ là một hoạt động mang tính chuyên môn cao mà còn là một hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau rất có ý nghĩa, đặ biệt trong dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp

Diễn đàn là cầu nối cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả giao lưu và trao đổi các sáng kiến, khai thác cơ hội và tiềm năng của mỗi bên, thúc đẩy kế hoạch hơp tác đa dạng, sâu rộng giữa nhân dân hai nước, đồng thời thu hút thêm sự quan tâm, tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam và Pháp.

Quang Lộc

Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/viet-nam-va-phap-chia-se-kinh-nghiem-ve-phat-trien-kinh-te-xanh-a11731.html