Dầu Nga lần đầu đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7: Moscow giáng đòn vào cấm vận phương Tây

Lần đầu tiên giá dầu của Nga vượt mức giá trần do các nước phương Tây áp đặt - theo Bloomberg.

Dầu Nga lần đầu đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7: Moscow giáng đòn vào cấm vận phương Tây - Ảnh 1.

Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty

Hãng tin Bloomberg cho biết, dầu thô Urals của Nga đã "vi phạm" mức giá trần do Nhóm G7 đặt ra, giáng một đòn mạnh vào các nỗ lực trừng phạt của phương Tây và được cho là một chiến thắng về kinh tế cho Moscow.

Dầu Nga vượt mức giá trần của phương Tây

Theo cơ quan báo cáo giá cả, thông tin kinh doanh và dữ liệu thị trường cho thị trường năng lượng và hàng hóa toàn cầu Argus Media, dầu thô Urals của Nga vượt mức 60 USD/thùng vào hôm 12/7, vượt qua mức giá trần mà G7 đã đặt ra vào 8 tháng trước trong nỗ lực hạn chế doanh thu của Nga.

Ý tưởng về mức giá trần là nỗ lực của phương Tây để ngăn dầu của Nga được vận chuyển trên các tàu phương Tây - và với các bảo hiểm của phương Tây - trừ khi mặt hàng này được định giá ở mức dưới ngưỡng giá trần.

Dữ liệu mới nhất thể hiện "chiến thắng" của Moscow. Nước này đã tập hợp một "hạm đội bóng đêm" đủ lớn để vận chuyển dầu thô của mình tới những người mua có ít nhu cầu hơn về dịch vụ và phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ hydrocarbon từ các công ty ở các quốc gia G7.

Bloomberg nhận định, đó là một bước đi lùi đối với châu Âu và Mỹ - những quốc gia đã tạo ra các chính sách nhằm giữ đủ lượng dầu cung cấp cho nền kinh tế toàn cầu để ngăn chặn cú sốc lạm phát song song với việc cố gắng cắt giảm lợi nhuận của Nga.

Dầu Nga lần đầu đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7: Moscow giáng đòn vào cấm vận phương Tây - Ảnh 2.

Tác động xấu tới các bên liên quan

Đối với một số khách hàng mua dầu thô hàng đầu của Nga, việc vi phạm giới hạn về giá dầu ngay lập tức gây ra nhiều vấn đề. Ví dụ tiêu biểu là ở Ấn Độ - một thị trường vẫn duy trì xuất khẩu của Nga nhưng một bộ phận vẫn phụ thuộc vào các dịch vụ của phương Tây để duy trì hàng nhập khẩu.

Vandana Hari, người sáng lập công ty phân tích thị trường ở Singapore Vanda Insights cho biết: “Đó là vấn đề. Các ngân hàng Ấn Độ đã hết sức thận trọng trong vài tháng qua vì sợ bị trừng phạt, ngân hàng yêu cầu các nhà máy lọc dầu phải chứng minh rằng giá giao ngay cho hàng hóa của họ thấp hơn 60 USD.”

Điều này cũng có thể tạo ra một hiệu ứng xấu đối với Moscow.

"Nga có thể phải giảm giá mạnh hơn để tiếp tục lôi kéo người mua ở châu Á," bà  Vandana Hari nói. "Hoặc, những bên trung gian sẽ cần phải cắt giảm tỷ suất lợi nhuận của họ."

Theo Vivek Dhar, giám đốc nghiên cứu hàng hóa khai thác và năng lượng tại Commonwealth Bank of Australia, động thái này cho thấy Nga sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các tàu chở dầu và dịch vụ của chính nước họ, hoặc của các quốc gia được gọi là thân thiện.

Dầu Nga lần đầu đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7: Moscow giáng đòn vào cấm vận phương Tây - Ảnh 3.

Mỹ theo dõi sát sao

Hiện tại, không rõ hàng hóa của Nga nhận được bảo hiểm từ đâu khi không phải nhận từ phương Tây. Các chuyên gia hàng hải từ lâu đã cảnh báo rằng một trong những hậu quả không mong muốn của các biện pháp trừng phạt là nguy cơ thảm họa môi trường ngày càng tăng mà không bên nào trang trải chi phí xử lý.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố: “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ thị trường để phát hiện các vi phạm tiềm ẩn về giá trần. Điều đáng chú ý là các giao dịch trên 60USD mà không sử dụng dịch vụ của Liên minh châu Âu (EU) thì sẽ không được coi là vi phạm giới hạn về giá. Tuy nhiên, có một tỷ lệ đáng kể các giao dịch dầu mỏ của Nga vẫn sử dụng các nhà cung cấp dịch vụ của EU."

Dầu Nga lần đầu đánh bại "lằn ranh đỏ" của G7: Moscow giáng đòn vào cấm vận phương Tây - Ảnh 4.

Mỏ dầu Romashkinskoye ở Tatarstan, Nga. Ảnh: AP

Dữ liệu của Argus Media cho thấy giá dầu Urals đã tăng lên 60,78 USD/thùng tại cảng Novorossiysk ở Biển Đen vào hôm 12/7. Các số liệu của cơ quan định giá được các nhà hoạch định chính sách của EU và Mỹ giám sát chặt chẽ và cũng đã được chính phủ Nga sử dụng.

Trên thị trường dầu mỏ nói chung, giá dầu đang tăng khi nhóm OPEC+ cắt giảm nguồn cung, thắt chặt nguồn dự trữ toàn cầu. Xuất khẩu dầu của Nga cũng bắt đầu giảm, gây thêm áp lực lên giá dầu.

Theo Bộ Ngoại giao Nga, doanh thu từ dầu mỏ của nước này trong 5 tháng đầu năm 2023 đã giảm gần 50% so với một năm trước đó.

Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/dau-nga-lan-dau-danh-bai-lan-ranh-do-cua-g7-moscow-giang-don-vao-cam-van-phuong-tay-a12140.html