Thực hiện Nghị quyết 09 của BCH Đảng bộ tỉnh và Kế hoạch số 586 của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Nghệ An đến năm 2025. Đến nay, sau 1 năm triển khai, công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện Thanh Chương đã đạt nhiều kết quả tích cực đáng ghi nhận.
Là một địa phương có mật độ dân số đông, diện tích tự nhiên rộng, với địa hình trung du miền núi. Sau khi kế hoạch của UBND tỉnh được triển khai, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, huyện Thanh Chương đã nhanh chóng tiếp thu, bằng nhiều biện pháp cụ thể, thực hiện về dịch vụ công trực tuyến, chỉ số chuyển đổi DTI cấp xã, các ứng dụng ‘số hoá’ vào sản xuất, kinh doanh, đã đạt nhiều kết quả, góp phần phát triển KTXH, được UBND tỉnh đánh giá cao.
Đến nay, sau 1 năm thực hiện công tác chuyển đổi số, toàn huyện có 100% thôn, xóm, bản trên địa bàn đã được phủ sóng Interner 3G/4G và Internet cáp quang. Tổng số thuê bao di động trên địa bàn đạt trên 163.600 thuê bao. Tổng số hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng là hơn 27.200 hộ chiếm gần 50%. Triển khai sử dụng hiệu quả phần mềm quản lý văn bản điều hành VNPT Ioffice.
Tỷ lệ văn bản được lãnh đạo phê duyệt và xử lý trên phần mềm đạt 96,56%, thực hiện tốt việc ký số trong ban hành văn bản. Tỷ lệ văn bản đi được ký số ban hành văn bản đạt 100%, thực hiện tốt việc tiếp nhận và giải quyết TTHC trên cổng dịch vụ công trực tuyến. Tỷ lệ hồ sơ và trả kết quả trước thời hạn đạt 91,5%.
Thanh Chương luôn đứng thứ nhất hoặc hai toàn tỉnh về dịch vụ công trực tuyện với 100% cơn quan, đơn vị sự nghiệp đã thực hiện chỉ trả lương qua tài khoản. Thu nhận 94.722 tài khoản định danh điện tử, đã kích hoạt được 84.985 tài khoản mức 1 và mức 2 đạt 75% chỉ tiêu Bộ Công an giao. Tỷ lệ người cài đặt sổ sức khoẻ điện tử đạt trên 37% và có 11/20 sản phẩm OCOP được bán trên sàn thương mịa điện tử.
Ngoài ra, huyện còn triển khai thí điểm phần mềm ‘Tương tác số Thanh Chương’ đến tận các xã thị trấn, tuyên truyền cho người dân và doanh nghiệp được biết...
Là một đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện, thời gian qua, nghành điện lực Thanh chương đã đẩy mạnh “số hóa” toàn diện công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, từ đó nâng cao hiệu suất lao động và mang đến nhiều lợi ích cho khách hàng. Đã áp dụng hệ thống văn phòng điện tử trong công tác văn thư (phần mềm Doffice), thu tiền không dùng tiền mặt, xây dựng cơ sở thu thập dữ liệu khách hàng qua Zalo. Ứng dụng các phần mềm như Pmis, phần mềm số hóa trong quản lý vận hành, kết nối thao tác xa các máy cắt Recloser trên lưới điện, quản lý vận hành MBA, sửa chữa điện trung hạ áp không cắt điện bằng công nghệ Hotline…
Để làm tốt trên mọi lĩnh vực về công tác chuyển đổi số, huyện Thanh Chương xác định phải thực hiện tốt một số nội dung quan trọng như kinh tế số, xã hội số và chính quyền số. Vì thế, cần phải quan tâm đến các yếu tố về con người, hạ tầng số và nguồn lực phục vụ cho công tác chuyển đổi số, để quyết định đến việc nâng cao chất lượng và công tác chuyển đổi số.
Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác quán triệt, tuyên truyền về công tác chuyển đổi số với phương châm toàn diện, thiết thực và hiệu quả. Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, điều hành của chính quyền và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị xã hội từ huyện đến cơ sở, tăng cường các giải pháp toàn diện, mang tính đột phá, để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
PV
Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/thanh-chuong-ket-qua-sau-mot-nam-thuc-hien-chuyen-doi-so-a30730.html