FPT AfterSchool (viết tắt FAS) là hệ thống đào tạo kỹ năng học đường dành cho học sinh dưới 18 tuổi thuộc Tổ chức giáo dục FPT, được ra đời cách đây một năm. Công nghệ (Technology) với các kiến thức về lập trình là một trong bốn khóa học được giảng dạy tại FAS, bên cạnh Khoa học (Science) - Kỹ thuật (Engineering) đào tạo về Robotics, Nghệ thuật (Arts) đào tạo về mỹ thuật số và Tư duy số học (Math) đào tạo toán tư duy. Các chương trình đào tạo của FAS đều mua bản quyền quốc tế, đảm bảo học sinh được học theo chuẩn quốc tế.
Theo tiến sĩ Nguyễn Xuân Phong (Giám đốc Hệ thống Trường phổ thông FPT), cách tốt nhất để phát triển nguồn lực chất lượng cao là đào tạo công nghệ mới từ bậc phổ thông. Trong kỷ nguyên số hiện tại, việc đào tạo cho học sinh các công nghệ mới từ sớm là cần thiết và cần chú trọng đầu tư. Bà Lê Thị Hồng Hạnh (Giám đốc Viện Đào tạo Quốc tế FPT, Tổ chức Giáo dục FPT) bổ sung: "Tạo không gian khám phá sở thích và đam mê cho trẻ từ cấp 2 là bước khởi đầu rất tốt, giúp trẻ tự tin vững bước trước tương lai nhiều biến động". Đó cũng là lý do để FAS ra đời.
Hiện nay, có nhiều môn công nghệ dành cho trẻ cấp 2 và 3 như lập trình, thiết kế đồ họa, robotics, STEM... Nhận định tầm quan trọng của giáo dục công nghệ trong nhà trường phổ thông, năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra văn bản về việc triển khai thực hiện giáo dục STEM trong giáo dục trung học. Cũng từ năm này, trong các tiết tin học, học sinh THCS và THPT được tiếp cận các ngôn ngữ lập trình hiện đại hơn như Python, C hay C++ thay thế cho Pascal đã cũ. Tháng 5 vừa qua, Việt Nam có đội tham gia Giải vô địch thế giới VEX Robotics World Championship tại Mỹ, trong đó FPT đóng góp 3 đội thi.
Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục FPT, lập trình là bộ môn được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất cho con khi tiếp cận công nghệ. Một số ngôn ngữ lập trình phổ biến cho học sinh cấp 2, 3 là Python, java script, C++. Trong đó, Python là ngôn ngữ lập trình được quan tâm nhất hiện nay. Bên cạnh lập trình, thiết kế đồ họa đang trở thành xu hướng đào tạo công nghệ cho học sinh đam mê sáng tạo, nghệ thuật, muốn phát triển game, làm phim, AR, VR. Học thiết kế đồ họa sớm giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, cân bằng việc học văn hóa và nghệ thuật, cảm xúc.
Áp dụng phương pháp giáo dục STEAM - phương pháp giáo dục tích hợp các yếu tố về Science (khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) - FAS tạo môi trường giúp học sinh phát triển toàn diện từ kỹ năng công nghệ đến kỹ năng mềm, phát triển tư duy logic, sáng tạo. Chương trình học từ cơ bản đến nâng cao, thời lượng học phù hợp độ tuổi, thực hành trên dự án thật. Đội ngũ giáo viên FAS là những thầy cô nhiều kinh nghiệm giảng dạy lứa tuổi học sinh, được đánh giá năng lực theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Tổ chức Giáo dục FPT. Kết thúc mỗi khóa học, học sinh tạo ra được sản phẩm cụ thể, như xây dựng ứng dụng công nghệ, phát triển game nhờ học lập trình Python; phát triển ứng dụng mobile, ứng dụng web... nhờ học lập trình Java; và thiết kế tạp chí, sản xuất phim, giao diện game... sau các giờ học thiết kế đồ họa.
Qua một năm phát triển, FAS đã khai giảng được 76 khóa học, thu hút hơn 1.000 học sinh tham gia các lớp trải nghiệm, hơn 300 phụ huynh tham gia hội thảo giáo dục, đồng hành cùng học viên mang về gần 10 giải thưởng tại các cuộc thi lập trình, thiết kế đồ họa..
FAS cũng thường xuyên mang đến cho phụ huynh, học sinh các lớp học trải nghiệm miễn phí, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận công nghệ, khám phá tài năng, định hướng đúng nghề.
Kim Kim
Phụ huynh, học sinh theo dõi lịch trải nghiệm, tìm hiểu chi tiết khóa học tại fanpange và website chính thức của FAS.
Hotline: TP HCM: 0287 300 2241 - Hà Nội: 0247 300 1422
Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/fpt-afterschool-dao-tao-cong-nghe-cho-hoc-sinh-cap-2-3-a31912.html