Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định

Người đàn ông chia sẻ bức tranh này được bố của anh mua về sau khi bán đi một căn nhà và dùng toàn bộ số tiền đó để thực hiện giao dịch mua bán.

Trung Quốc nổi tiếng với văn hóa chơi đồ cổ, có người chấp nhận bỏ ra cả gia tài "khủng" để mua về một bát sứ, một bức họa... mà không hề thấy tiếc. Nhưng cũng có không ít trường hợp mua phải hàng giả, hàng nhái, kết cục tiền mất tật mang. Song nhiều người cũng không vì thế mà từ bỏ, vẫn tiếp tục theo đuổi niềm đam mê bất tận.

Tranh cổ Trung Hoa nổi tiếng với những tác phẩm vẽ bằng nghệ thuật thư pháp, đặc tả những con vật/thiên nhiên như thật, chẳng hạn như tranh vẽ ngựa của Từ Bi Hồng, tranh vẽ tôm của Tề Bạch Thạch... Chúng từng xuất hiện ở các phiên đấu giá đồ cổ và được "chốt đơn" với giá như trên trời. Qua đó có thể thấy "độ chịu chi" của người đam mê sưu tầm cổ vật đến mức nào.

Trong chương trình thẩm định cổ vật ở Trung Quốc, một người đàn ông đã mang theo bức tranh đến nhờ chuyên gia kiểm tra và định giá.

Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định - Ảnh 1.
Bố cãi mẹ bán nhà đổi lấy một bức họa, con trai quyết mang tranh đi thẩm định - Ảnh 2.

Giúp con trai chăm cháu 5 năm tôi mới nhận ra điều cay đắng: Có tiền chưa phải tất cả và cần biết buông tay để "bảo vệ" chính mình

Theo đó, chuyên gia nhận định đây chính là tác phẩm tranh thật của họa gia Lý Khổ Thiền, đồng thời cũng ước chừng giá thành: "Ánh mắt của bố anh quả thật tinh tường, quyết định bán nhà mua tranh thật đúng đắn, tranh này có thể đáng giá bằng 10 căn nhà mà ông ấy đã bỏ ra".

Tuy nhiên, vì là tranh của họa sĩ thời cận đại nên cần phải xác minh nhiều yếu tố hơn. Chuyên gia nói với người đàn ông rằng nếu anh muốn biết tranh này là đồ thật 100% thì hãy để nó lại trung tâm nghiên cứu, người có chuyên môn sẽ thẩm định kỹ càng hơn. Thế nhưng anh ta đã từ chối vì chỉ cần nghe lời công nhận của chuyên gia là đủ, anh tạm thời chưa muốn bán đi cổ vật yêu thích của bố mình.

Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/bo-cai-me-ban-nha-doi-lay-mot-buc-hoa-con-trai-quyet-mang-tranh-di-tham-dinh-a35006.html