Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) là một trong những nơi trưng bày và lưu giữ những hiện vật của 54 dân tộc anh em trên khắp cả nước.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên (Cầu Giấy, Hà Nội) cách trung tâm Thủ đô khoảng 8km. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Đối với nhiều du khách khi đến Hà Nội, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn nằm trong danh sách những điểm đến không thể bỏ qua. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bảo tàng được chia làm ba khu trưng bày chính: Tòa nhà Trống Đồng, khu trưng bày ngoài trời và khu trưng bày Đông Nam Á. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Du khách sẽ bị thu hút bởi cách trình bày, bố trí trong bảo tàng và dễ dàng nắm bắt được màu sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tòa nhà Trống Đồng có hai không gian, 1 không gian trưng bày theo chủ đề và luôn được làm mới ở tầng 2, còn không gian tầng 1 giới thiệu bản sắc 54 dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại đây có khoảng 15.000 hiện vật, 42.000 thước phim và hình ảnh miêu tả đời sống sinh hoạt, trang phục, nông cụ và tôn giáo tín ngưỡng cũng như các tục lệ của đồng bào dân tộc. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các thông tin hiện vật ở đây được thể hiện bằng 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp giúp du khách tiện cho việc tham quan, tìm hiểu bảo tàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khu trưng bày được thể hiện bằng hàng loạt hiện vật, phim, ảnh dân tộc học cùng các bài viết do các nhà nghiên cứu của bảo tàng thực hiện. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cây hoa nghi lễ (xặng boóc) của người Thái là trung tâm của buổi lễ mừng mùa măng mọc để tạ ơn vị thần chủ, có ý nghĩa biểu tượng các tầng của trời đất. Sau lễ cúng, mọi người múa hát quanh cây hoa trong âm thanh của chiêng, trống,… (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Du khách sẽ ngỡ ngàng trước những hiện vật đẹp mắt được trưng bày cẩn thận từ quần áo, đồ nghề cho tới mô hình các lễ nghi, ma chay, cưới hỏi… Tất cả được dựng lại như một góc thu nhỏ cuộc sống cũng như văn hóa cổ truyền của đồng bào dân tộc xưa kia. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Thời gian mở cửa bảo tàng từ 8 giờ 30-17 giờ 30 các ngày trong tuần (thứ 2 hàng tuần và Tết Nguyên đán không mở cửa đón khách thăm quan). (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Du khách sẽ bị hút hồn bởi những mẫu vật, mô hình về đời sống của các dân tộc trên dải đất hình chữ S. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bộ mẫu vật Gùi của người Mạ (Lâm Đồng), Mnông (Đắk Lắk), Bana (Kon Tum), Brâu (Kon Tum), Giẻ Triêng (Kon Tum), Tà Ôi (Thừa Thiên Huế) tính từ trái qua phải và một số mẫu vật nỏ, giáo,… được trưng bày tại bảo tàng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Sách cổ, sách lá cọ, lệnh bài thầy cúng, sách chữ Nôm của đồng bào các dân tộc Tày và Thái ở tỉnh Thái Nguyên, Sơn La. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Mẫu vật về trang phục của đồng bào dân tộc trong không gian văn hóa người Dao đỏ, Thái đen, Thái trắng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khu tiểu cảnh Lễ cấp sắc của người Dao đỏ tỉnh Yên Bái. Đây là nghi thức lễ đánh dấu sự trưởng thành của nam giới Dao. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Một số mẫu vật trang sức nữ như vòng tay, khuyên tai được trưng bày cẩn thận trong các khu tủ đóng kính. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bên cạnh khu chính là tòa Trống đồng, bảo tàng còn có tòa Cánh diều hiện đại, là không gian giới thiệu các cư dân ngoài Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ở đây thường xuyên trưng bày các hiện vật về văn hóa Đông Nam Á, tranh kính Indonesia, một thoáng châu Á và vòng quanh thế giới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Trang phục xà rông của người Indonesia và váy thuộc văn hóa Malaysia ở thế kỷ XX. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Bên cạnh đó, khu vực Vườn kiến trúc trong bảo tàng sẽ giới thiệu tới du khách về sự đa dạng văn hoá kiến trúc nhà của các dân tộc ở Việt Nam. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Nhà Rông của người Bana là công trình kiến trúc độc đáo, là nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng của đồng bào Bana. Đây còn là nơi tránh thiên tai, thú dữ, bảo vệ sự sống của các thành viên trong buôn làng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Khu vực sân khấu của nghệ thuật múa rối nước nằm trong không gian của Vườn kiến trúc, tại đây thường tổ chức các buổi biểu diễn vào cuối tuần. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa lâu đời của 54 dân tộc anh em kết hợp những sắc màu văn hóa trên khắp cả nước, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chắc chắn là một trong những địa điểm mà du khách không thể bỏ qua khi đến với Thủ đô. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/bao-tang-dan-toc-hoc-viet-nam-diem-den-van-hoa-o-ha-noi-a6298.html