Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

Hệ thống tên lửa Iskander-M của Nga là loại vũ khí cực kỳ hiệu quả để tấn công cơ sở hạ tầng của đối phương mà không lo bị dội hỏa lực trả đũa.

Các lực lượng vũ trang Nga đã phóng một loạt tên lửa Iskander-M vào một con tàu chở đầy đạn dược và vũ khí cho quân đội Ukraine đang neo đậu tại cảng Pivdennyi (phía Nga gọi là Yuzhny) thuộc thành phố Yuzhne, gần Odessa, bên bờ Biển Đen, Bộ Quốc phòng Nga thông tin hôm 6/10.

Đòn tấn công xảy ra vào thời điểm dỡ hàng trên tàu container, do đó đạn dược đã phát nổ. Một đoạn video do Bộ Quốc phòng Nga công bố cho thấy cảnh đạn dược phát nổ và con tàu bốc cháy. Vũ khí và đạn dược trên tàu được cho là đến cảng từ các nước EU.

Moscow đã nhiều lần cảnh báo rằng NATO đang "đùa với lửa" bằng cách cung cấp vũ khí cho Ukraine, và các phương tiện chở vũ khí viện trợ của nước ngoài đến Ukraine sẽ là "mục tiêu hợp pháp" cho đòn tấn công của quân đội Nga.

Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 1.

Iskander là hệ thống tên lửa chiến thuật tầm ngắn được phát triển và sản xuất tại Nga. Ảnh: Army Recognition

Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 2.

Ngay sau khi phóng và khi tiếp cận mục tiêu, Iskander thực hiện các động tác cơ động mạnh để tránh tên lửa chống đạn đạo. Tên lửa cũng liên tục cơ động trong khi bay. Ảnh: TWZ

Các lực lượng của Moscow đã tăng cường sử dụng tên lửa Iskander-M chống lại các mục tiêu của Ukraine kể từ giữa tháng 3 năm nay. Trong cuộc giao tranh sắp cán mốc 1.000 ngày, hệ thống tên lửa Iskander-M đã trở thành tâm điểm chú ý mới do khả năng hủy diệt của nó.

Tiêu biểu, vào ngày 9/3, Iskander-M được cho là đã phát huy uy lực đáng gờm của mình khi phá hủy tài sản quân sự có giá trị nhất của Ukraine trên tiền tuyến Donetsk: Hệ thống tên lửa MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất, cùng với hệ thống phòng không S-300 từ thời Liên Xô.

Iskander-M là biến thể lợi hại nhất trong họ tên lửa 9K720 Iskander – hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) cơ động trên bộ, có tầm bắn tối đa lên tới 500 km (310 dặm), khiến nó trở thành loại vũ khí cực kỳ hiệu quả để tấn công cơ sở hạ tầng của đối phương mà không lo bị dội hỏa lực trả đũa.

Iskander, còn được gọi là Alexander – đặt theo tên của Alexander Đại đế (Alexander the Great) – sử dụng nhiên liệu rắn một tầng, cho phép tên lửa đạt được tầm bắn tối đa nhanh chóng. Cùng với hệ thống máy tính bên trong tích hợp cả hệ thống dẫn đường quán tính và quang học, tên lửa này duy trì độ chính xác tuyệt đối trong quỹ đạo của nó.

Sau khi phóng, tên lửa Iskander đi theo đường đi gần như đạn đạo, khiến việc đánh chặn trở nên vô cùng khó khăn. Nhờ đường bay rất thấp, với điểm cao nhất khoảng 50 km, tốc độ di chuyển 2,6 km/giây, Iskander có khả năng né radar cực kỳ đáng kinh ngạc: Rất khó theo dõi tên lửa này bằng hệ thống radar.

Tên lửa Nga còn gây ấn tượng ở khả năng mang tải. Khi tiếp cận mục tiêu, Iskander có khả năng phóng một loạt đầu đạn, từ đầu đạn nổ mạnh thông thường, đầu đạn con, đầu đạn nhiệt áp và thậm chí là đầu đạn hạt nhân. Đây thực sự là minh chứng cho tính linh hoạt của hệ thống vũ khí này.

Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 3.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 4.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 5.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 6.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 7.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 8.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 9.
Khả năng né radar đáng kinh ngạc của tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M- Ảnh 10.

Iskander là hệ thống tên lửa chiến thuật tầm ngắn được phát triển và sản xuất tại Nga. Ảnh: Army Recognition, Missile Threat, Topwar

Ngoài biến thể Iskander-M, Nga còn sản xuất các biến thể khác của 9K720 Iskander, bao gồm Iskander-E – phiên bản xuất khẩu, tầm bắn 280 km; và Iskander-K – phiên bản mới, ra mắt năm 2007, với tên lửa hành trình mới R-500, tầm bắn tối đa 280 km.

Lữ đoàn Iskander-M là một đơn vị đáng gờm, bao gồm tới 51 phương tiện chuyên dụng. Trong đó có 12 phương tiện vận chuyển bệ phóng và phương tiện vận chuyển nạp đạn. Ngoài ra còn có 11 phương tiện điều khiển. Để hỗ trợ cho nhân sự của lữ đoàn, còn có 14 phương tiện hỗ trợ chuyên dụng, cùng với một phương tiện chuẩn bị dữ liệu và một phương tiện dịch vụ và sửa chữa là không thể thiếu.

Một lữ đoàn Iskander-M có thể phóng 48 tên lửa cùng lúc và có thể nhanh chóng tái vũ trang nếu ở gần các cơ sở lưu trữ tên lửa. Để làm được như vậy, mỗi lữ đoàn được cấu trúc thành 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn sở hữu 2 khẩu đội Iskander được trang bị một cặp bệ phóng.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander (Mã NATO: SS-26 "Stone")

Nhà sản xuất: Nga

Tên gọi khác: Stone, Tender, 9M720, 9M723, 9M723-1

Lớp: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM)

Nền tảng: Cơ động trên bộ

Chiều dài: 7,3 m

Đường kính: 0,92 m

Trọng lượng phóng: 3.800-4.020 kg

Tải trọng: 480–700 kg, 480 kg (biến thể xuất khẩu)

Đầu đạn: Đạn nổ mạnh, đạn phụ, xuyên đất, nhiệt áp

Động cơ: Nhiên liệu rắn một tầng

Tầm bắn: 400–500 km, 280 km (biến thể xuất khẩu)

Tình trạng: Đang hoạt động

Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Tàu ngầm hạt nhân HMS Agamemnon: “Siêu thủy quái” thay đổi cuộc chơiTàu ngầm hạt nhân HMS Agamemnon: “Siêu thủy quái” thay đổi cuộc chơi

Minh Đức (Theo Prensa Latina, Bulgarian Military, Missile Threat, Army Recognition)

Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/kha-nang-ne-radar-dang-kinh-ngac-cua-ten-lua-dan-dao-chien-thuat-iskander-m-a95303.html