Nhận định trên được bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục UNICEF Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn "Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu", ngày 4/10, tại trường Victoria School - Nam Sài Gòn.
Theo bà Lan, giáo dục năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu không còn xa lạ ở Việt Nam. Nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa nội dung này vào chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2018. Các nội dung về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các môn học khác, giúp trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức cơ bản. Từ đó, các em có nhận thức cao hơn về năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn hiệu quả hơn.
Nhận định trên được bà Lê Anh Lan, chuyên gia giáo dục UNICEF Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn "Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu", ngày 4/10, tại trường Victoria School - Nam Sài Gòn.
Theo bà Lan, giáo dục năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu không còn xa lạ ở Việt Nam. Nhất là khi Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức đưa nội dung này vào chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm 2018. Các nội dung về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường được lồng ghép vào các môn học khác, giúp trang bị cho học sinh, sinh viên kiến thức cơ bản. Từ đó, các em có nhận thức cao hơn về năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn hiệu quả hơn.
Bên cạnh ý nghĩa, giá trị giáo dục bền vững đem lại, vai trò của các đơn vị, tổ chức tham gia cũng rất quan trọng. Đại diện UNICEF nhấn mạnh việc triển khai giảng dạy về năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu cần có sự chung tay của các bên, gồm có chính phủ, những tổ chức liên hợp quốc và nhất là phía doanh nghiệp, đơn vị giáo dục.
Theo bà, chính phủ và tổ chức giáo dục vẫn luôn làm việc, hợp tác chặt chẽ với nhau để triển khai, hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp. Song nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp, họ sẽ khó đủ nguồn lực để kế hoạch diễn ra hiệu quả, mở rộng quy mô, dễ tiếp cận và chạm đến nhiều đối tượng hơn. Đơn cử như các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... những nơi vốn có điều kiện sinh hoạt, học tập khó khăn.
Đó cũng là lý do Viện Khoa học giáo dục và hệ thống Trường Victoria School hợp tác đồng tổ chức cuộc thi "STEAM For Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh" định kỳ hàng năm. GS.TS Lê Anh Vinh (trái) - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Thạc sĩ Lê Nguyễn Trung Nguyên (áo vàng) - Tổng giám đốc Hệ thống giáo dục Victoria School, đã tiến hành ký kết biên bản hợp tác chiến lược tại diễn đàn, ngày 4/10.
Bên cạnh ý nghĩa, giá trị giáo dục bền vững đem lại, vai trò của các đơn vị, tổ chức tham gia cũng rất quan trọng. Đại diện UNICEF nhấn mạnh việc triển khai giảng dạy về năng lượng tái tạo, ứng phó biến đổi khí hậu cần có sự chung tay của các bên, gồm có chính phủ, những tổ chức liên hợp quốc và nhất là phía doanh nghiệp, đơn vị giáo dục.
Theo bà, chính phủ và tổ chức giáo dục vẫn luôn làm việc, hợp tác chặt chẽ với nhau để triển khai, hiện thực hóa các ý tưởng, giải pháp. Song nếu không có sự tham gia của doanh nghiệp, họ sẽ khó đủ nguồn lực để kế hoạch diễn ra hiệu quả, mở rộng quy mô, dễ tiếp cận và chạm đến nhiều đối tượng hơn. Đơn cử như các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, miền núi... những nơi vốn có điều kiện sinh hoạt, học tập khó khăn.
Đó cũng là lý do Viện Khoa học giáo dục và hệ thống Trường Victoria School hợp tác đồng tổ chức cuộc thi "STEAM For Girls - STEAM Xanh cho nữ sinh" định kỳ hàng năm. GS.TS Lê Anh Vinh (trái) - Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Việt Nam và Thạc sĩ Lê Nguyễn Trung Nguyên (áo vàng) - Tổng giám đốc Hệ thống giáo dục Victoria School, đã tiến hành ký kết biên bản hợp tác chiến lược tại diễn đàn, ngày 4/10.
Ngoài chia sẻ về lợi ích, giá trị của giáo dục bền vững, bà Lê Anh Lan còn đánh giá cao công tác tổ chức và vai trò của cuộc thi STEAM For Girls trong việc hỗ trợ nâng cao nhận thức của trẻ em, học sinh cả nước về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
"Sự tham gia nhiệt tình của các em cùng những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, chất lượng, vượt ngoài sự mong đợi của ban tổ chức và giám khảo. Nhiều giải pháp mang tính thực tiễn, ý nghĩa với môi trường, cho thấy tiềm năng hỗ trợ công tác ứng phó biến đổi khí hậu của các em trong tương lai là rất lớn", bà Lan nói thêm.
Ngoài chia sẻ về lợi ích, giá trị của giáo dục bền vững, bà Lê Anh Lan còn đánh giá cao công tác tổ chức và vai trò của cuộc thi STEAM For Girls trong việc hỗ trợ nâng cao nhận thức của trẻ em, học sinh cả nước về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
"Sự tham gia nhiệt tình của các em cùng những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo, chất lượng, vượt ngoài sự mong đợi của ban tổ chức và giám khảo. Nhiều giải pháp mang tính thực tiễn, ý nghĩa với môi trường, cho thấy tiềm năng hỗ trợ công tác ứng phó biến đổi khí hậu của các em trong tương lai là rất lớn", bà Lan nói thêm.
Trước đó, trong phần phát biểu khai mạc diễn đàn, Giáo sư Lê Anh Vinh đã nêu ý kiến tương tự bà Lê Anh Lan. Ông cho biết giáo dục có vai trò quan trọng trong tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu. Trong đó, năng lượng tái tạo không chỉ là vấn đề nằm trong khuôn khổ nhà trường, mà còn giúp tạo hiệu ứng tích cực về nhận thức trong xã hội.
Diễn đàn lần này được tổ chức nhằm tạo điều kiện để các chuyên gia, quản lý giáo dục và thầy cô giáo thảo luận vấn về giáo dục biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo. Nội dung thảo luận dàn trải từ chính sách đến cấp độ tích hợp, lồng ghép ở cấp độ nhà trường.
"Để thực hiện thành công điều này chúng ta cần sự chung tay từ các bên liên quan để cùng lập kế hoạch giáo dục, triển khai những sáng kiến khả thi", ông Vinh nhấn mạnh.
Trước đó, trong phần phát biểu khai mạc diễn đàn, Giáo sư Lê Anh Vinh đã nêu ý kiến tương tự bà Lê Anh Lan. Ông cho biết giáo dục có vai trò quan trọng trong tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu. Trong đó, năng lượng tái tạo không chỉ là vấn đề nằm trong khuôn khổ nhà trường, mà còn giúp tạo hiệu ứng tích cực về nhận thức trong xã hội.
Diễn đàn lần này được tổ chức nhằm tạo điều kiện để các chuyên gia, quản lý giáo dục và thầy cô giáo thảo luận vấn về giáo dục biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo. Nội dung thảo luận dàn trải từ chính sách đến cấp độ tích hợp, lồng ghép ở cấp độ nhà trường.
"Để thực hiện thành công điều này chúng ta cần sự chung tay từ các bên liên quan để cùng lập kế hoạch giáo dục, triển khai những sáng kiến khả thi", ông Vinh nhấn mạnh.
Sau phần phát biểu, đại diện các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế đã có phần báo cáo, thảo luận, đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể. Diễn đàn được chia thành ba phiên. Phiên đầu gồm phần báo cáo về chính sách, chiến lược quốc gia về năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu có tầm quan trọng thế nào trong giai đoạn hiện nay, do PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phụ trách.
Theo ông, thế giới đang đối mặt với khủng hoảng về biến đội khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Ngoài tác hại từ thiên tai, bão lũ, việc khai thác và sử dụng nguồn lực từ thiên nhiên cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực năng lượng, công - nông nghiệp, xử lý chất thải, giao thông vận tải... cần có phương án, giải pháp phù hợp để giảm phát thải. Đây cũng là một trong những mục tiêu chung của Net Zero Carbon được chính phủ phát động.
Sau phần phát biểu, đại diện các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế đã có phần báo cáo, thảo luận, đi sâu hơn vào các vấn đề cụ thể. Diễn đàn được chia thành ba phiên. Phiên đầu gồm phần báo cáo về chính sách, chiến lược quốc gia về năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu có tầm quan trọng thế nào trong giai đoạn hiện nay, do PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, phụ trách.
Theo ông, thế giới đang đối mặt với khủng hoảng về biến đội khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Ngoài tác hại từ thiên tai, bão lũ, việc khai thác và sử dụng nguồn lực từ thiên nhiên cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường.
Theo đó, các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức trong lĩnh vực năng lượng, công - nông nghiệp, xử lý chất thải, giao thông vận tải... cần có phương án, giải pháp phù hợp để giảm phát thải. Đây cũng là một trong những mục tiêu chung của Net Zero Carbon được chính phủ phát động.
Ở phiên thứ hai, sau phần trình bày báo cáo của các chuyên gia, ông Đỗ Anh Dũng - Phụ trách Vụ giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đại diện giải đáp các thắc mắc của học sinh và giảng viên tham dự. Với câu hỏi liên quan cách thức đưa nội dung giáo dục bền vững vào chương trình phổ thông, ông Dũng cho biết Bộ Giáo dục đảm bảo thời lượng học tập và khối lượng nội dung ở mức vừa phải, không quá tải, nặng nề.
Ở phiên thứ hai, sau phần trình bày báo cáo của các chuyên gia, ông Đỗ Anh Dũng - Phụ trách Vụ giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đại diện giải đáp các thắc mắc của học sinh và giảng viên tham dự. Với câu hỏi liên quan cách thức đưa nội dung giáo dục bền vững vào chương trình phổ thông, ông Dũng cho biết Bộ Giáo dục đảm bảo thời lượng học tập và khối lượng nội dung ở mức vừa phải, không quá tải, nặng nề.
Ông Đỗ Anh Dũng khẳng định Bộ Giáo dục sẽ không cắt xén, dồn ép học sinh, nhất là những khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai, bão lũ, gây gián đoạn thời gian học tập. Đơn vị sẽ có chính sách, phương án kéo dài thời gian học, đảm bảo cung cấp đủ lượng kiến thức cho học sinh.
Đồng thời, ông tiết lộ trong tương lai bộ sẽ nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng sách, vở, dụng cụ học tập, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trên cả nước.
"Việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu không khiến chương trình học thêm nặng nề. Chúng tôi hướng đến mục đích khiến chương trình học thêm sinh động, giảm nhẹ áp lực cho học sinh", ông Dũng nêu.
Ông Đỗ Anh Dũng khẳng định Bộ Giáo dục sẽ không cắt xén, dồn ép học sinh, nhất là những khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai, bão lũ, gây gián đoạn thời gian học tập. Đơn vị sẽ có chính sách, phương án kéo dài thời gian học, đảm bảo cung cấp đủ lượng kiến thức cho học sinh.
Đồng thời, ông tiết lộ trong tương lai bộ sẽ nâng cấp cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng sách, vở, dụng cụ học tập, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy và học trên cả nước.
"Việc tích hợp kiến thức về bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu không khiến chương trình học thêm nặng nề. Chúng tôi hướng đến mục đích khiến chương trình học thêm sinh động, giảm nhẹ áp lực cho học sinh", ông Dũng nêu.
Ở phiên báo cáo buổi chiều, Tiến sĩ Hà Thị Thúy, đại diện nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã cung cấp thêm nhiều thông tin, số liệu bổ ích từ kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về giáo dục năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ cho biết nhiều thầy cô, cán bộ quản lý trên cả nước tự tin thiết kế kế hoạch giảng dạy liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu. Trong số hơn 28.000 người tham gia trả lời, có đến 45% cán bộ, giáo viên đã trải qua đào tạo tập huấn về tích hợp nội dung bền vững vào chương trình giảng dạy.
"Điều này cho thấy số thầy cô, cán bộ sẵn sàng tiếp cận phương thức, nội dung giảng dạy mới là không ít. Tuy nhiên nhiều người cho biết họ mong muốn tiếp cận chương trình đào tạo bài bản để triển khai áp dụng vào giảng dạy thuận lợi, hiệu quả hơn", bà Hà Thị Thúy chia sẻ.
Ở phiên báo cáo buổi chiều, Tiến sĩ Hà Thị Thúy, đại diện nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, đã cung cấp thêm nhiều thông tin, số liệu bổ ích từ kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên, cán bộ quản lý về giáo dục năng lượng tái tạo, biến đổi khí hậu.
Tiến sĩ cho biết nhiều thầy cô, cán bộ quản lý trên cả nước tự tin thiết kế kế hoạch giảng dạy liên quan đến ứng phó biến đổi khí hậu. Trong số hơn 28.000 người tham gia trả lời, có đến 45% cán bộ, giáo viên đã trải qua đào tạo tập huấn về tích hợp nội dung bền vững vào chương trình giảng dạy.
"Điều này cho thấy số thầy cô, cán bộ sẵn sàng tiếp cận phương thức, nội dung giảng dạy mới là không ít. Tuy nhiên nhiều người cho biết họ mong muốn tiếp cận chương trình đào tạo bài bản để triển khai áp dụng vào giảng dạy thuận lợi, hiệu quả hơn", bà Hà Thị Thúy chia sẻ.
Liên quan đến áp dụng giáo dục năng lượng tái tạo, thích ứng biến đổi khí hậu vào thực tiễn, đại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, bà Thiều Lê Phong Lan - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ dạy và học, đã đưa ra các giải pháp cụ thể được triển khai trên địa bàn tỉnh. Vị đại diện cho biết tại trường nơi bà công tác, đã triển khai nhiều buổi diễn tập ứng phó với thiên tai, giúp cả học sinh lẫn giáo viên có nhận thức rõ ràng hơn về biến đổi khí hậu.
Diễn đàn "Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu" là hoạt động tiếp nối sau Vòng chung kết cuộc thi STEAM For Girls - STEAM Xanh cho Nữ sinh 2024 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Hệ thống Giáo dục Victoria School tổ chức.
Liên quan đến áp dụng giáo dục năng lượng tái tạo, thích ứng biến đổi khí hậu vào thực tiễn, đại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, bà Thiều Lê Phong Lan - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ dạy và học, đã đưa ra các giải pháp cụ thể được triển khai trên địa bàn tỉnh. Vị đại diện cho biết tại trường nơi bà công tác, đã triển khai nhiều buổi diễn tập ứng phó với thiên tai, giúp cả học sinh lẫn giáo viên có nhận thức rõ ràng hơn về biến đổi khí hậu.
Diễn đàn "Giáo dục về năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu" là hoạt động tiếp nối sau Vòng chung kết cuộc thi STEAM For Girls - STEAM Xanh cho Nữ sinh 2024 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) và Hệ thống Giáo dục Victoria School tổ chức.
Á Hiên
Ảnh: Quỳnh Trần
Video: Hoàng Thanh
Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/unicef-giao-duc-ben-vung-can-to-chuc-chinh-phu-doanh-nghiep-chung-tay-a95663.html