Trung Quốc khiến thế giới choáng ngợp: Ra mắt cỗ máy đào hầm thông minh dài bằng toà nhà 48 tầng, vừa khoan vừa nổ mìn dưới lòng sông, sai số chỉ 1cm

Trung Quốc đã hoàn thiện cỗ máy đào hầm (TBM) lớn nhất mà nước này từng sản xuất với đường kính đào 16,64 mét. Cỗ máy này có tên là Jianghai, nặng khoảng 5.000 tấn và dài 145 mét.

Cỗ máy mới được chế tạo, lắp ráp tại Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, với sự hợp tác giữa 2 công ty China Railway Construction Heavy Industry (CRCHI) và China Railway 14th Bureau Group.

Vào tháng 5, Trung Quốc đã thông báo phát triển máy khoan và nổ mìn (BBM) đầu tiên của thế giới, với hiệu suất đào hầm lớn hơn 30%. Trong khi đó, máy TBM mới sẽ được sử dụng để đào một đường hầm đi qua sông Dương Tử ở tỉnh Giang Tô, nối liền 2 thành phố Nam Thông và Tô Châu. 

Đường hầm qua sông Dương Tử sẽ là một phần của tuyến đường cao tốc dài 39 km, dự kiến hoàn thành vào năm 2028. Tuyến đường hầm có độ dài khoảng 11,2 km bên trong lòng sông Dương Tử và có độ sâu 75 mét. 

Theo You Shaoqiang, kỹ sư trưởng của dự án thuộc China Railway 14th Bureau Group (CR14G), việc đào đường hầm sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do nguồn nước ngầm, đất mềm và bùn, do đó việc đào hầm theo cách truyền thống là bất khả thi. 

Máy TBM mới “xuất xưởng” với công nghệ hiện đại sẽ đào hầm với tốc độ 12 đến 16 mét/ngày và dự kiến sẽ mất khoảng 2 năm rưỡi. Vì đường hầm nằm gần khu vực cửa sông Dương Tử nên độ chính xác của công tác đào hầm chỉ được phép ở phạm vi 1 cm để đảm bảo an toàn cho các đập trên sông. 

Theo Interesting Engineering, cỗ máy 5.000 tấn này có đường kính đầu cắt tương đương với một toà nhà 5 hoặc 6 tầng. Chủ tịch của CRCHI, Zhao Hui, cho biết việc ra mắt máy đào là một thành tựu nổi bật của quá trình công nghiệp hoá công nghệ đào hầm đường kính lớn, loại 16 mét, ở Trung Quốc. 

Năm 2022, CRCHI và CR14G đã sản xuất một máy đào hầm khác có đường kính 16,07 mét cho một dự án cải tạo ở Bắc Kinh. Theo kỹ sư cấp cao của CRCC, Fan Ruiqiang, nhóm đã mất hơn 2 năm để phát triển loại TBM mới, với kích cỡ lớn hơn. 

China.org, đưa tin, cỗ máy mới này thông minh mới, có cơ sở dữ liệu ghi lại các sự cố đào hầm trong quá khứ, cho phép máy đưa ra các đề xuất cho người điều khiển khi có những rủi ro tương tự phát sinh. 

Wang Jun, phó giám đốc cục xây dựng dự án giao thông Giang Tô, cho biết TBM mới là một bước tiến quan trọng đối với dự án đường bộ của tỉnh Giang Tô. Ông cho biết thêm, máy này là một bước đột phá quan trọng với ngành sản xuất của Trung Quốc, phản ánh cả công sức của các kỹ sư và sự tiến bộ của Trung Quốc trong sản xuất máy móc quy mô lớn. 

Hệ thống máy khoan và nổ mìn, được ra mắt vào tháng 5, do China Railway Science & Industry Group Corporation và Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về Khoa học và Kỹ thuật Thuỷ Văn thuộc Đại học Thanh Hoa, hợp tác phát triển. Hệ thống này sử dụng các phương pháp khoan và nổ mìn hoàn toàn khác nhau, được miêu tả là “thuận lợi cho các dự án tiết kiệm nước, khai thác mỏ, đường sắt và đường cao tốc”. 

Máy TBM mới được thiết kế để hoạt động trong những khu vực có nhiều rủi ro đứt gãy và chịu được bùn hoặc nước chảy vào đột ngột. Đầu cắt hình vòng cho phép máy đào trong điều kiện khắc nghiệt. Trong khi đó, với chế độ hoạt động kép sẽ, máy này sẽ có thể vừa khoan và nổ mìn đồng thời, qua đó cải thiện tốc độ và hiệu quả đào hầm. 

Đầu cắt rỗng cũng tạo điều kiện thuận lợi khi máy đi qua khu vực có địa chất phức tạp. Theo kết quả thử nghiệm hiệu suất của đầu cắt rỗng có thể tăng 30% sau khi xử lý tình trạng nứt trong điều kiện đá cực kỳ cứng. 

Theo Interesting Engineering

Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/trung-quoc-khien-the-gioi-choang-ngop-ra-mat-co-may-dao-ham-thong-minh-dai-bang-toa-nha-48-tang-vua-khoan-vua-no-min-duoi-long-song-sai-so-chi-1cm-a99761.html