[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?

Theo chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng, các mẫu xe Lynk & Co dù có giá bán rẻ hơn nhưng vẫn được thừa hưởng nền tảng khung gầm và các công nghệ an toàn của xe Volvo.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 1.

Tai nạn giao thông là điều không ai muốn nhắc lại. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan tới ô tô được chia sẻ lại ở góc độ tích cực khi người ngồi trên xe vẫn còn sống, thậm chí chỉ bị thương nhẹ. Điều này, một lần nữa tái khẳng định sự quan trọng của các yếu tố an toàn trên ô tô hiện đại. 

Số Trên Ghế 35 phát sóng ngày 2/11, host Đăng Việt và chuyên gia Nguyễn Mạnh Thắng cùng bàn luận về vấn đề: Yếu tố an toàn được các nhà sản xuất đặt ở đâu trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm? Người tiêu dùng chú trọng vào yếu tố nào khi “xuống tiền” mua một mẫu ô tô?

Anh Thắng là một người sử dụng rất nhiều xe khác nhau và đã được tiếp cận với nhiều công nghệ an toàn trước cả người tiêu dùng. Vậy anh đánh giá như thế nào về an toàn trên xe ô tô, ở góc độ nhà sản xuất và người tiêu dùng?

Tôi nghĩ rằng, an toàn là sự sống.

Khi ngồi trên ô tô, chúng ta đang đánh cược sự sống trong quá trình tham gia giao thông. Việc sử dụng một chiếc xe an toàn đồng nghĩa với cái sự sống được đảm bảo hơn. Vậy yếu tố an toàn được đánh giá như thế nào?

Ô tô là một vật thể di chuyển với tốc độ cao. Yếu tố an toàn của ô tô được tạo dựng cả bởi hệ khung gầm, các hệ thống an toàn chủ động (ADAS…) và các hệ thống an toàn bị động (dây đai an toàn…). Tất cả những yếu tố này tổng hòa lại với nhau, tạo nên một sản phẩm an toàn. Vì thế, một người mua xe không chỉ quan tâm mỗi hình thức hào nhoáng bên ngoài, mà cần chú ý đến các chi tiết bên trong và đặc biệt là khung gầm.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 2.

Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang đánh giá thế nào về sự an toàn trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của mình?

Trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, họ sẽ áp dụng rất nhiều công nghệ khác nhau.

Về khung vỏ, họ sẽ đưa ra nhiều phương án để thử độ cứng. Họ bắt đầu từ những loại thép thông thường, tiếp theo là thép gia cường độ cứng, sau đó sẽ đến vật liệu siêu cứng là thép Boron.

Ví dụ, chúng ta đang ngồi ở showroom của Lynk & Co. Đây là một thương hiệu rất mới, đặt tới tổng hành dinh ở Gothenburg (Thụy Điển) cùng với Volvo. Có thể nói, Volvo là một trong những nhà sản xuất ô tô được gọi là “an toàn nhất thế giới”.

Tôi chưa đề cập về hệ khung gầm của Volvo như thế nào, giá trị nhân văn của Volvo là họ đã phát minh ra dây đai an toàn 3 điểm. Nhưng, điều nhân văn hơn là họ tặng phát minh này miễn phí cho nhân loại. Cho nên, tất cả các hãng xe ngày nay được sử dụng cái dây đai ba điểm mà người dùng không phải trả tiền. Đó là sự nhân văn.

Tiếp theo, các bạn có thể thấy khung gầm của xe Volvo, khu vực cột A, trần xe, sàn xe đều sử dụng thép dập nóng ở cường độ cao cho độ cứng rất tốt. Những chi tiết này ghép nối với nhau tạo thành một bộ khung gần như “bất khả xâm phạm”.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 3.

Trong thời gian vừa qua, cộng đồng mạng đã chia sẻ những vụ tai nạn theo một góc độ tích cực. Ở đó, những chiếc Volvo S90 hay XC90 biến dạng mạnh nhưng người ngồi trong xe chỉ bị thương nhẹ. Anh nhìn nhận điều này như thế nào?

Tai nạn chắc chắn là điều không ai mong muốn.

Khi nhìn lại, chúng ta thấy rằng đầu và đuôi của những chiếc xe trong các vụ tai nạn đó gần như bị phá hủy hoàn toàn. Nhưng khung xe, đặc biệt là khoang hành khách vẫn còn nguyên. Rõ ràng, khung sườn đấy đã cứu cho người ngồi xe, chỉ có khung xe còn nguyên thì người ngồi trong xe mới được bảo vệ, chúng ta là xương là thịt, không phải sắt thép. 

Bây giờ, hãy nhắc đến Lynk & Co, đây là thương hiệu có liên quan đến Volvo khi cùng thuộc Geely. Tập đoàn này bắt đầu sở hữu Volvo từ năm 2016, sau đó Geely đã chia sẻ công nghệ an toàn  cho các thương hiệu con khác.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 4.

Vậy, sự chia sẻ này có lợi gì cho cả thương hiệu lẫn khách hàng mua xe?

Khi nhiều thương hiệu chung một tập đoàn, tất cả những nghiên cứu và phát triển sẽ được chia sẻ cho các thương hiệu khác nhau. Điều này có 3 lý do.

Thứ nhất, họ sẽ phát triển các sản phẩm mới nhanh hơn. Thứ hai, chi phí phát triển sản phẩm sẽ giảm hơn. Cuối cùng, việc này sẽ giúp việc chia sẻ các công nghệ, kỹ thuật trong chung tập đoàn tốt hơn.

Volvo là một trong những hãng xe tiên phong về an toàn, hãng xe này có thể chia sẻ tất cả platform, nền tảng đó cho các thương hiệu khác. Trong đó, nền tảng Compact Modular Architecture (CMA) dành cho các dòng xe cỡ nhỏ, nền tảng Scalable Product Architecture (SPA) cho các dòng xe cỡ lớn. 

Ví dụ, hệ khung gầm CMA trên mẫu Volvo XC40 được sử dụng để phát triển mẫu Lynk & Co 06, hệ khung gầm SPA trên Volvo XC90 và S90 được chia sẻ cho Lynk & Co 09.

Lúc đó, những mẫu xe của Lynk & Co hoặc Zeekr là hai thương hiệu mới thuộc Geely sẽ được thừa hưởng những nền tảng đó. Rõ ràng, những nền tảng đó đã được chứng minh về độ an toàn và hữu dụng trong công nghiệp ô tô thế giới.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 5.

Tôi cho rằng, ai cũng muốn mua một xe an toàn cho mình. Tuy nhiên, thường những mẫu xe càng an toàn sẽ có giá bán càng cao. Vậy người tiêu dùng cần làm gì, cố đến đâu, thưa anh?

Chúng ta sẽ nói đến nơi đặt cái vấn đề an toàn lên cao nhất là châu Âu. Điểm đánh giá an toàn của tổ chức Euro NCAP luôn là tiêu chí mà người tiêu dùng sẽ rất tin tưởng nếu mẫu xe mà họ quan tâm đạt được tiêu chuẩn đó. 

Hiện nay, Euro NCAP không chỉ đánh giá nền tảng về khung gầm mà còn đánh giá rất cao hệ thống hỗ trợ lái nâng cao ADAS. Nếu một mẫu xe không có ADAS thì sẽ không đạt tiêu chuẩn 5 sao của Euro NCAP, chắc chắn là như vậy. Vì thế, khi các hãng xe không chỉ đầu tư vào nền tảng cơ bản mà còn đầu tư các công nghệ thông minh để đảm bảo sự sống, giá bán của xe không thể rẻ được.

Lúc đó, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm tiền cho những điều trên. Tuy nhiên, vấn đề lúc này là trả bao nhiêu. Có những hãng xe tính chi phí những hạng mục này rất cao, nhưng cũng có những hãng xe đưa ra mức giá hợp lý hơn.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 6.

Thời gian vừa qua, tôi đã có cơ hội cầm lái 3 mẫu xe Lynk & Co là 01, 06 và 09. Tôi nhận thấy rằng, những mẫu xe này cho cảm giác vận hành rất hay, hệ thống ADAS vô cùng thông minh. Những lúc đó, tôi thầm nghĩ: hình như các mẫu xe này có nhiều điểm giống Volvo, bởi tôi đã đi xe Volvo rất nhiều. 

Trở lại vấn đề giá bán, một chiếc Volvo XC90 có giá hơn 4 tỷ đồng, nhưng mẫu Lynk & Co 09 chỉ hơn 2 tỷ đồng. Về mặt công nghệ và nền tảng, hai mẫu xe này giống nhau nhưng thương hiệu Lynk & Co mới hơn nên họ chấp nhận bán ra với giá hợp lý hơn để thu hút nhóm khách hàng mới. Còn những mẫu xe hạng sang của Volvo thì giá bán sẽ cao hơn. Còn lại, lựa chọn mẫu xe nào phụ thuộc vào sự thông minh của người tiêu dùng.

[Trên Ghế 35] Xe càng an toàn càng đắt, vậy nên cố tới đâu để mua được ô tô an toàn?- Ảnh 7.

Cảm ơn anh Thắng về những chia sẻ này.

Chương trình Trên Ghế được phối hợp thực hiện bởi Đài Truyền Hình TP Hồ Chí Minh & Công ty Cổ Phần VCCorp; đơn vị hợp tác thực hiện AutoPro; đơn vị khai thác thương mại AdWheel; đơn vị đồng hành Lynk & Co Vietnam.


Link nội dung: https://tiepthivatieudung.vn/tren-ghe-35-xe-cang-an-toan-cang-dat-vay-nen-co-toi-dau-de-mua-duoc-o-to-an-toan-a99779.html