90 giây xuất xưởng 1 chiếc xe: "Gã khổng lồ" châu Á lập kỳ tích kinh ngạc, có thể thành hình mẫu toàn cầu

Admin

Ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD sắp hình thành ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Kỳ tích ấn tượng

Trong một nhà máy khởi nghiệp ở Hosur, một thành phố phía nam Ấn Độ, dây chuyền lắp ráp đang hoạt động với tốc độ nhanh như chớp.

Cứ 90 giây nhà máy lại xuất xưởng một chiếc xe máy điện hoàn toàn mới, thúc đẩy doanh số bán hàng tăng vọt.

"Xe máy điện đang phát triển rất nhanh", Tarun Mehta, Giám đốc điều hành của Ather Energy, một nhà sản xuất xe máy điện nói với CNN. "Doanh thu đang tăng chóng mặt".

Ông cho biết, cách đây 3 năm, công ty bán được khoảng 200 chiếc mỗi tháng. Bây giờ, con số này lên tới 15.000 chiếc/tháng.

Đây chính là tình hình của Ấn Độ khi nước này tiến hành điện khí hóa thị trường phương tiện cá nhân rộng lớn. Lĩnh vực này dự kiến sẽ trở thành ngành công nghiệp trị giá 100 tỷ USD vào năm 2030. Tại quốc gia đông dân nhất thế giới, xe hai và ba bánh là trọng tâm chính, vượt trội so với các phương tiện giao thông khác, như nhiều gấp bốn lần số lượng ô tô..

Đi bộ xuống một con phố ở New Delhi hoặc Bangalore là đủ để chứng minh điều đó. Những chiếc xe máy điện được bán với giá rẻ nhất là 1.000 USD chạy dọc theo nhiều con đường tắc nghẽn.

Tại Ấn Độ, đăng ký cho loại hình phương tiện này đã tăng gấp 10 lần trong ba năm qua. Tại thủ đô New Delhi, nhiều chiếc xe kéo đầy màu sắc, từng chạy bằng sức người, giờ đây chạy bằng pin khi đưa hành khách rong ruổi qua các thị trấn.

Giống như nhiều quốc gia, Ấn Độ đang chạy đua trong cuộc đua năng lượng xanh, với mục tiêu xe điện sẽ chiếm 1/3 tổng doanh số bán ô tô tư nhân và 80% doanh số bán xe hai và ba bánh vào cuối thập kỷ này. Bằng cách này, nước này hy vọng sẽ cung cấp một hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển khác.

Nhưng để đạt được điều đó, các chuyên gia cho rằng có nhiều trở ngại lớn đang cản trở, bao gồm việc giảm giá và cải thiện cơ sở hạ tầng.

90 giây xuất xưởng 1 chiếc xe: "Gã khổng lồ" châu Á lập kỳ tích kinh ngạc, có thể thành hình mẫu toàn cầu - Ảnh 1.

Ấn Độ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xe điện. Ảnh: CNN

'Cuộc cách mạng' hai bánh

Brajesh Chhibber, một đối tác của công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey, cho biết: "Trong ba năm qua, một lượng lớn động lực đáng kể đã được đưa vào thị trường".

Năm ngoái, gần 7% tổng số xe hai bánh bán ra là xe điện — tăng từ "số lượng gần như không đáng kể của ba năm trước" lên 1 triệu chiếc.

"Đó là một bước nhảy đáng kinh ngạc", ông nói.

Trước đó, Ấn Độ đã thông qua một chính sách được gọi là "FAME" nhằm thúc đẩy phát triển xe điện. Dự án bắt đầu vào năm 2019, đang rót khoảng 1,2 tỷ USD để trợ cấp xe điện cho người tiêu dùng và thiết lập hàng nghìn trạm sạc xe điện trên toàn quốc.

Trợ cấp đã đóng một vai trò rất lớn trong chính sách này.

Ví dụ, một chiếc xe hai bánh tốc độ cao ở Delhi giờ đây có thể chỉ đắt hơn 15% đến 20% so với loại tương đương chạy bằng động cơ diesel. Điều đó đã khuyến khích nhiều người tiêu dùng thực hiện chuyển đổi.

Ather Energy coi quá trình chuyển đổi không khác gì một "cuộc cách mạng", giúp hàng chục công ty khởi nghiệp được hưởng lợi. Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, ít nhất 56 nhà sản xuất xe điện đã nổi lên để đáp ứng nhu cầu .

Tuy nhiên, đây mới chỉ là sự khởi đầu. Mặc dù đã đạt được một cột mốc quan trọng, nhưng con số 1 triệu chiếc được bán ra vào năm ngoái chỉ là một giọt nước nhỏ so với "tổng số xe hai và ba bánh dự trữ của Ấn Độ là 250 triệu chiếc".

Nhưng do giao thông công cộng ở Ấn Độ tương đối kém phát triển nên những loại phương tiện này - xe tay ga, xe máy và xe kéo - cực kỳ quan trọng, chiếm tới 80% tổng doanh số bán phương tiện.

Theo các chuyên gia, xu hướng này sẽ  giúp "gã khổng lồ" dân số châu Á tăng tốc khi chuyển sang xe điện, bởi vì những phương tiện như vậy thường được sử dụng nhiều hơn cho các chuyến đi ngắn hàng ngày so với các chuyến đi đường dài.