Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo

Admin

Block IIA là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của tên lửa Standard Missile 3 (SM-3), thậm chí còn có khả năng chống lại các mối đe dọa cấp ICBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa).

Raytheon, một công ty con của công ty công nghiệp quốc phòng RTX hàng đầu của Mỹ, vừa cho biết họ đã được Cơ quan Phòng thủ Tên lửa (MDA) thuộc Lầu Năm Góc "bật đèn xanh" cho việc chế tạo tên lửa chống đạn đạo SM-3 Block IIA với công suất tối đa.

Cú "bật đèn xanh" cho phép Raytheon tiến hành hợp đồng trị giá 1,9 tỷ USD được MDA trao hồi tháng 7. Theo đó, các cơ sở của hãng này ở Tucson (Arizona) và Huntsville (Alabama) sẽ "đỏ lửa" trong suốt 7 năm tới.

Những quả tên lửa chống đạn đạo (ABM) thế hệ mới, là "khắc tinh" đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo, dự kiến sẽ được giao theo hợp đồng này vào năm 2031.

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 1.

Tên lửa SM-3 Block IIA trong quá trình sản xuất. Ảnh: Raytheon

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 2.

Tên lửa chống đạn đạo SM-3 Block IIA. Ảnh: USNI News

Trang Naval Technology hôm 17/10 cho biết, họ đã liên hệ với công ty để biết thêm thông tin chi tiết về mức công suất và số lượng đơn vị dự kiến mỗi năm. Tuy nhiên, theo Raytheon, sản xuất với công suất tối đa không nhất thiết là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi về số lượng tên lửa được giao hoặc sản xuất, mà là "dấu hiệu của sự trưởng thành và ổn định của chương trình".

"Điều này báo hiệu rằng không có rủi ro thiết kế hoặc sản xuất nào phát sinh và xác nhận độ tin cậy cũng như hiệu suất của tên lửa. Sự trưởng thành hoàn toàn có nghĩa là tên lửa đã vượt qua giai đoạn phát triển", Raytheon nói với Naval Technology.

Tuy nhiên, "SM-3 Block IIA là minh chứng cho mối quan hệ đối tác liên tục với ngành công nghiệp Nhật Bản nhằm hoàn thiện năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo để bảo vệ đất nước và các đồng minh của chúng tôi trên toàn cầu", bà Barbara Borgonovi, Chủ tịch của Naval Power – nhánh chuyên về phòng thủ tên lửa và không quân tích hợp tại Raytheon, nhận xét về cột mốc này.

Hệ thống SM-3 Block IIA là sản phẩm của sự hợp tác chặt chẽ giữa MDA của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Raytheon và các công ty khác trong ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản.

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 3.

Khai hỏa tên lửa chống đạn đạo SM-3 Block IIA. Ảnh: USNI News

Block IIA là phiên bản mới nhất và hiện đại nhất của tên lửa Standard Missile 3 (SM-3), nổi bật với động cơ tên lửa lớn hơn, cho phép hệ thống bảo vệ các khu vực rộng lớn hơn khỏi các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo. Thậm chí, nó còn có khả năng chống lại các mối đe dọa cấp ICBM (tên lửa đạn đạo liên lục địa).

Ngoài ra, đầu đạn động năng của Block IIA cũng lớn hơn. Đầu đạn động năng – loại đầu đạn không phát nổ khi tiếp xúc mà chỉ sử dụng khối lượng và vận tốc của chính nó để "đè bẹp" mục tiêu – của Block IIA đã được cải tiến, cải thiện các chức năng tìm kiếm, phân biệt, thu thập và theo dõi, để giải quyết các mối đe dọa tiên tiến và mới nổi.

Tên lửa SM-3 Block IIA sử dụng công nghệ đánh chặn từ xa của radar AN/TPY-2 để phá hủy mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm trung.

Raytheon đã so sánh kỹ thuật "hit-kill" (va chạm và tiêu diệt) của vũ khí phòng thủ này với việc chặn một viên đạn bằng một viên đạn khác. Tên lửa tấn công các mối đe dọa với lực của một chiếc xe tải 10 tấn đang di chuyển với tốc độ 600 dặm/giờ (965 km/h).

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 4.

Cách các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đánh chặn các mối đe dọa. Ảnh: WhiteFleet

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 5.

Tên lửa đánh chặn Standard Missile 3 (SM-3) thuộc họ tên lửa phòng không dẫn đường Standard của Mỹ, là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu. Ảnh: Missilery

Tên lửa đánh chặn SM-3 Block IIA: “Khắc tinh” đầu bảng của các loại tên lửa đạn đạo- Ảnh 6.

Tên lửa SM-3 được phóng từ tàu tuần dương của Hải quân Mỹ. Ảnh: Naval News

Lần đầu tiên được thử nghiệm với mục tiêu thực vào năm 2017, sau 2 lần thử nghiệm mô phỏng thành công, SM-3 Block IIA đã được thử nghiệm lại với mục tiêu thực vào năm 2019 trong cuộc tập trận do NATO dẫn đầu với quân đội Mỹ.

Những phát triển và thử nghiệm này với các quốc gia đồng minh đã mở rộng phạm vi triển khai SM-3 Block IIA ra ngoài biên giới nước Mỹ, đặc biệt là đến Nhật Bản và Ba Lan.

Tại Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) đặt mục tiêu tích hợp những quả tên lửa chống đạn đạo này vào các tàu khu trục ASEV hiện đang được Mitsubishi Heavy Industries và Japan Marine United Corporation chế tạo.

Tại châu Âu, SM-3 Block IIA được báo cáo là thành phần được lựa chọn cho hệ thống phòng thủ tên lửa của Ba Lan trong "Giai đoạn 3" triển khai phòng thủ khu vực.

Minh Đức (Theo Naval Technology, Zona Militar, Missile Threat)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Tham khảo thêm

Tàu ngầm hạt nhân Vanguard: Nhiệm vụ hàng đầu của “siêu thủy quái” tàng hìnhTàu ngầm hạt nhân Vanguard: Nhiệm vụ hàng đầu của “siêu thủy quái” tàng hình
Tham khảo thêm
Độ chính xác đáng kinh ngạc của hệ thống phòng không laser trước mối đe dọa tên lửaĐộ chính xác đáng kinh ngạc của hệ thống phòng không laser trước mối đe dọa tên lửa