Cách đây chưa lâu, VinFast đã công bố kết quả quãng đường đi được với mỗi lần sạc của mẫu VinFast VF 9 theo chuẩn EPA (United States Environmental Protection Agency - Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ). Theo đó, VinFast VF 9 bản Eco có thể đi được 330 dặm (532 km) mỗi lần sạc, bản Plus là 291 dặm (468 km).
Kết quả này thực ra vượt trội so với con số mà VinFast đã từng đưa ra trước đây. Cụ thể, VinFast VF 9 tại thị trường Việt Nam đang áp dụng kết quả theo chuẩn WLTP của châu Âu là 423 km mỗi lần sạc.
Sự khác biệt giữa hai kết quả này khiến nhiều người băn khoăn. Thực tế, câu trả lời không quá khó hiểu: Do cách đo khác nhau.
VinFast VF 9 được EPA chứng nhận đi được 532km mỗi lần sạc.
TIÊU CHUẨN EPA - MỸ
EPA là cơ quan trực thuộc chính phủ liên bang Mỹ, chịu trách nhiệm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường. EPA có trách nhiệm cung cấp số liệu về mức tiêu hao nhiên liệu (đối với xe sử dụng động cơ đốt trong) hoặc quãng đường di chuyển mỗi lần sạc (đối vơi xe điện) mà xuất hiện trên bảng thông tin (thường gọi là "window sticker") đi kèm với toàn bộ xe mới bán tại Mỹ.
EPA yêu cầu các nhà sản xuất thực hiện một số chu trình kiểm tra cụ thể với toàn bộ xe theo đời và nộp kết quả cho EPA. Nhìn chung, EPA yêu cầu các phương tiện phải trải qua 5 chu trình kiểm tra mà phản ánh điều kiện lái xe thực tế tại Mỹ, đó là:
1. Kiểm tra nội đô - không sử dụng sưởi, quạt và điều hòa (gọi chung là hệ thống HVAC);
2. Kiểm tra cao tốc - không sử dụng HVAC;
3. Kiểm tra cao tốc lái dồn ga* - không sử dụng HVAC;
4. Kiểm tra khi trời nóng 35o C - sử dụng HVAC để làm mát cabin;
5. Kiểm tra khi lời lạnh -6,67o C - sử dụng HVAC để làm ấm và giã băng.
Kết quả của các bài kiểm tra sẽ được cộng gộp và nhân với trọng số để ước tính mức sử dụng trung bình - chính là kết quả cuối cùng mà EPA chứng nhận.
Chevrolet Bolt đang được kiểm tra tại phòng thí nghiệm của EPA. Nguồn: CNBC
Cách đo của EPA với xe điện
1. Sau khi được sạc đầy, xe sẽ liên tục chạy trong chu trình đường nội đô của EPA cho đến khi cạn pin và không thể đi được nữa. Quãng đường đi được sẽ được ghi lại. Sau khi xe được sạc đầy thì sẽ lặp lại nhưng với chu trình đường cao tốc. Kết quả vẫn sẽ được ghi lại sau khi pin đã kiệt. Chu trình kiểm tra đơn này gồm nhiều chu trình chạy nội đô hoặc cao tốc.
2. Nhà sản xuất cũng được phép lựa chọn bài kiểm tra nhiều chu trình - gồm 4 chu trình nội đo, 2 chu trình cao tốc và 2 chu trình kiểm tra với tốc độ ổn định.
3. Toàn bộ bài kiểm tra thực hiện trên máy dyno đặt trong phòng thí nghiệm.
4. Để kết quả bài kiểm tra mô phỏng đúng với thực tế hơn, quãng đường di chuyển mỗi lần sạc đo trong bài kiểm tra nội đô hay cao tốc sẽ được điều chỉnh để bù trừ cho những yếu tố xuất hiện ngoài đời thực mà không xảy ra trong phòng thí nghiệm, như tác động của hệ thống điều hòa, thời tiết, di chuyển tốc độ cao và cách lái dồn ga. Một trong những cách tính thường thấy là nhân kết quả với 0,7.
Ví dụ: Xe điện đi được 200 dặm trong bài kiểm tra cao tốc trong phòng thí nghiệm, con số thực tế sẽ phải tính đến các yếu tố như hệ thống điều hòa hay cách lái dồn ga, được tính 200 x 0,7 = 140 dặm.
5. Kết quả ở cả bài kiểm tra nội đô lẫn cao tốc sau khi tính được ở bước 4 sẽ tiếp tục tính theo tỷ lệ lần lượt 55% và 45% để cho ra kết quả quãng đường di chuyển hỗn hợp.
Ví dụ, kết quả bài kiểm tra nội đô sau khi tính ở bước 4 là 168 dặm, ở cao tốc là 140 dặm (như ví dụ ở trên). Quãng đường di chuyển hỗn hợp là: (0,55 x 168) + (0,45 x 140) = 155 dặm (kết quả được làm tròn).
TIÊU CHUẨN WLTP - CHÂU ÂU
Quy trình kiểm tra đồng bộ cho xe hạng nhẹ toàn cầu (Worldwide Harmonised Light Vehicle Test Procedure - WLTP) là tiêu chuẩn có thể áp dụng trên toàn cầu nhằm đo mức xả thải hoặc mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện. Kết quả của WLWTP dựa trên nhiều chu trình kiểm tra được cho là chi tiết hơn EPA - bao gồm các bài kiểm tra ở tốc độ cao hơn, gia tốc nhanh hơn và quãng đường di chuyển xa hơn.
WLTP trên thực tế là tiêu chuẩn do Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc châu Âu (UNECE) ban hành. WLTP được sinh ra nhằm thay thế chuẩn NEDC đã tồn tại từ năm 1980 đến năm 2017. Từ đầu năm 2019, WLTP chính thức thay thế NEDC và trở thành tiêu chuẩn bắt buộc đối với các phương tiện hạng nhẹ lưu thông tại châu Âu. Một số quốc gia khác khác cũng áp dụng chuẩn WLTP là Ấn Độ, Nga, Nhật Bản.
Cách đo của WLTP với xe điện