“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%

Admin

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2024 được xác định là giai đoạn tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, là năm bản lề đưa Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng.

Tại buổi báo cáo trước Quốc hội về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 diễn ra vào tháng 10, Thủ tướng cho biết, năm 2024, Việt Nam đã đạt những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt khoảng 6,8-7%, phấn đấu đạt và vượt 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra (6-6,5%).

Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức quốc tế khác đánh giá Việt Nam thuộc nhóm ít các nước tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 1.

Một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng giao thông. Như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhận định: "Một trong những đột phá rõ nét nhất của năm 2024 là phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông như dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam."

Do đó, việc khởi công và đưa vào khai thác nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2024 là nhiệm vụ quan trọng và cấp bạch với toàn bộ nền kinh tế. Minh chứng rõ nét nhất cho tầm nhìn chiến lược của Chính phủ chính là dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, một công trình giao thông trọng điểm quốc gia với tổng vốn đầu tư khoảng 147.000 tỷ đồng (tương đương hơn 6 tỷ USD) có tổng chiều dài khoảng 723 km, được khởi công vào tháng 1/1/2023.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 2.

Từ đầu năm 2024, Bộ Giao thông Vận tải đã khởi công 7 dự án đường bộ thuộc tuyến cao tốc này, đồng thời hoàn thành và nối thông toàn bộ 653 km thuộc giai đoạn 1 của dự án, góp phần quan trọng vào việc nâng tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc cả nước lên hơn 2.021 km.
Thực tế, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn nhưng Chính phủ đã làm việc với các địa phương để tháo gỡ, trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các công trình, dự án quan trọng, trọng điểm quốc gia theo tinh thần "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", quyết tâm hoàn thành sớm nhất với chất lượng cao nhất.

Đáng chú ý, thực hiện ý chí quyết tâm, vào tháng 8/2024, Thủ tướng đã phát động Đợt thi đua cao điểm "500 ngày đêm" nhằm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc. Hướng ứng phong trào, ông Lê Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), cho biết, "đợt thi đua này đã ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực trên các công trường."

Không chỉ dừng lại ở việc hô hào, việc giải ngân tại các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đã trở thành một điểm sáng. Ước tính đến hết tháng 10/2024, sản lượng giải ngân tại dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2) đạt 26.496 tỷ đồng, tương đương hơn 70% kế hoạch, đánh dấu sự quyết liệt trong việc thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 3.

Tính đến nay, nhiều dự án có giá trị thực hiện lớn, vượt tiến độ và đăng ký rút ngắn thời gian hoàn thành từ 3 - 6 tháng như: Bãi Vọt - Hàm Nghi (61%), Hàm Nghi - Vũng Áng (60%), Vũng Áng - Bùng (68%), Bùng - Vạn Ninh (62%), Vạn Ninh - Cam Lộ (59%), Vân Phong - Nha Trang (76%); Hoài Nhơn - Quy Nhơn (53%), Quy Nhơn - Chí Thạnh (51%), Chí Thạnh - Vân Phong (59%).

Trong thời gian tới, với việc hoàn thành thêm 1.200 km đường cao tốc, mục tiêu đạt 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 sẽ trở thành hiện thực, tạo tiền đề cho các đột phá trong kết nối giao thông.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 4.

Về dài hạn, siêu dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam đang đẩy mạnh triển khai cũng hứa hẹn mang lại sự thay đổi lớn, góp phần củng cố vị thế quốc gia. Hiện nay, Việt Nam hiện thuộc nhóm 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới và nằm trong top 20 quốc gia dẫn đầu về thương mại, với GDP năm 2024 dự kiến tăng 7% và thu hút đầu tư nước ngoài đạt 35-40 tỷ USD.

Để Việt Nam có nhiều dư địa phát triển hơn nữa, Thủ tướng cho biết, cần tập trung thực hiện các dự án mang tính biểu tượng, có khả năng "xoay chuyển tình thế, chuyển đổi trạng thái", điển hình như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam.

Theo Tiến sĩ Majo George, Giảng viên Đại học RMIT Việt Nam, "tham gia vào lĩnh vực đường sắt cao tốc bây giờ, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và các nước láng giềng, tránh được những "cạm bẫy" tốn kém và tối đa hóa hiệu quả, góp phần củng cố vị thế là cường quốc khu vực về logistics và nâng cao vai trò trong thương mại toàn cầu."

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 5.

Cuối tháng 11/2024, với sự thông qua chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Việt Nam đã chính thức đặt nền móng cho một công trình mang tính biểu tượng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong lĩnh vực hạ tầng giao thông.

Với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD, tuyến đường này dài 1.545 km, kết nối 20 tỉnh thành từ Hà Nội đến TP.HCM, khi hoàn thành, thời gian di chuyển giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước sẽ được rút ngắn từ hơn 30 giờ xuống chỉ còn 6 giờ, nếu tốc độ thiết kế đạt 350 km/h.

Thực tế, quá trình chuẩn bị cho dự án này đòi hỏi sự tập trung cao độ. Do đó, Việt Nam đã rất tích cực thúc đẩy dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam thông qua việc tìm hiểu, hợp tác với các đối tác quốc tế và tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước tham gia.

Vào tháng 9/2023, trước khi chủ trương đầu tư Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được thông qua, nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Nhật Bản và đề nghị Nhật Bản nghiên cứu khả năng hỗ trợ Việt Nam phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 6.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Thủ tướng Nhật Bản và đề nghị Nhật Bản nghiên cứu khả năng hỗ trợ Việt Nam phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 7.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trao đổi với Cục trưởng Cục đường sắt Trung Quốc Phí Đông Bân nhiều nội dung về phát triển đường sắt cao tốc

Bên cạnh đó, trong chuyến công tác vào tháng 3/2024, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến làm việc tại Bắc Kinh và Thượng Hải (Trung Quốc), nhằm trao đổi, thảo luận về kinh nghiệm xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao.

Hay trong chương trình công tác tại TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc diễn ra vào tháng 9/2024, Thủ tướng đã hoan nghênh doanh nghiệp Trung Quốc tham gia triển khai các dự án đường sắt tốc độ cao tại Việt Nam với hình thức phù hợp, đề nghị tập đoàn trao đổi với các cơ quan chức năng phía Việt Nam để tìm phương án làm ngay, bảo đảm khả thi, có hiệu quả cụ thể.

Đặc biệt, "quan điểm của Đảng, Chính phủ là ưu tiên tối đa cho doanh nghiệp trong nước trên tất cả các lĩnh vực, từ tư vấn, thi công xây lắp, đến sản xuất vật liệu; công nghiệp đường sắt...Vì vậy, nghiên cứu của Bộ GTVT đã đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù rất cụ thể, có ưu đãi để các cơ sở đào tạo trong nước liên kết với nước ngoài, từ giáo trình, giáo viên, giảng viên để đào tạo trong nước từ sớm, hoặc đưa ra nước ngoài đào tạo những chuyên ngành riêng cho đường sắt tốc độ cao", Giám đốc Ban QLDA đường sắt (Bộ GTVT) cho biết.

Qua đó thấy được, đường sắt cao tốc Bắc - Nam là một dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng với quy mô lớn, đòi hỏi phải lập kế hoạch cẩn thận và thực hiện nghiêm túc. Tiến sĩ Majo George chia sẻ, "để phát triển hiệu quả, Việt Nam có thể chia dự án thành các giai đoạn hoặc khu vực, tận dụng chuyên môn quốc tế cho từng phần. Chẳng hạn, Nhật Bản với công nghệ đường sắt cao tốc có thể giám sát một phân khúc, trong khi Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore và Ấn Độ đảm nhận các phân khúc khác theo thế mạnh kỹ thuật và logistics của họ. Cách tiếp cận này không chỉ đa dạng hóa sự tham gia quốc tế mà còn thúc đẩy hợp tác tài chính, kỹ thuật và tính bền vững của dự án".

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 8.

Có thể thấy rằng, Việt Nam đang trải qua giai đoạn đột phá về hạ tầng giao thông với hai dự án trọng điểm: đường bộ cao tốc Bắc - Nam và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hai dự án này sẽ góp phần giảm chi phí logistics và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Hiện tại, chi phí logistics của Việt Nam chiếm khoảng 20% GDP, cao hơn mức trung bình của thế giới (10-12%). Việc hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025 và triển khai toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD sẽ giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển.

Trong đó, dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 (2021-2025) không chỉ giảm tải cho tuyến đường huyết mạch sẵn có như Quốc lộ 1A mà còn tạo ra mạng lưới kết nối các vùng kinh tế trọng điểm từ Bắc vào Nam, gia tăng hiệu quả kinh tế vùng và địa phương.

Cùng với đó, đường sắt tốc độ cao, với tốc độ cao, rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 trung tâm kinh tế cả nước chỉ còn ⅕ thời gian so với trước đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, thúc đẩy thương mại liên vùng.

Về mặt xã hội, hai dự án này sẽ góp phần tạo ra hàng triệu việc làm mới, cả trong quá trình thi công lẫn vận hành. Dự kiến, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến tạo ra 200.000 việc làm. Và ngay ở giai đoạn đầu tư, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD; nếu tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD, Bộ GTVT cho biết. Từ đó, thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.

“Vượt nắng, thắng mưa, làm xuyên lễ” cao tốc 6 tỷ USD, “chỉ bàn làm, không bàn lùi” siêu dự án 67 tỷ USD, Việt Nam quyết tăng trưởng GDP trên 10%- Ảnh 9.

Hạ tầng giao thông, với sứ mệnh "đi trước mở đường," sẽ là động lực chủ yếu đưa Việt Nam bước vào kỷ nguyên phát triển mới. Như Thủ tướng nhấn mạnh, "chúng ta không thể đạt được các mục tiêu phát triển tới năm 2030 và năm 2045 nếu không đạt tăng trưởng ở mức hai con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. Và chúng ta có thể đạt mục tiêu tăng trưởng hai con số nếu tháo gỡ được các rào cản, điểm nghẽn về thể chế, khơi thông nguồn lực toàn xã hội".

Song song với đó, PGS. TS Trần Đình Thiên cũng cho biết, "một dự án hạ tầng mà Thủ tướng đi gỡ nhiều lần làm khí thế trỗi dậy, nếu chúng ta gỡ khó như thế thì không có lý gì mà nền kinh tế không thể tăng trưởng 2 chữ số". Với quyết tâm này, hai dự án cao tốc Bắc - Nam đang đặt nền móng cho một nền kinh tế bền vững, hiện đại hóa và phát triển đồng đều.

Bài:
Bình Minh
Thiết kế:
Hải An